QA, QC là gì? công việc, kỹ năng, phân biệt QA, QC 2023

    QA, QC là gì? tại sao đây lại là nghề nghiệp mới đang được nhiều bạn trẻ theo đuổi. Mặc dù được gọi chung là một ngành nghề nhưng tính chất và mô tả công việc hoàn toàn khác nhau.

    Cùng tìm hiểu để định hướng rõ hơn cho bản thân để sự nghiệp phát triển.



    QA là gì?


    QA ( Quality Assurance ), là những công việc đảm bảo chất lượng của việc xây dựng hệ thống, quy trình sản xuất của công ty theo một chuẩn mực. Giám sát chặt chẽ và đo lường việc thực hiện các chuẩn chất lượng trong các giai đoạn từ nghiên cứu thị trường, thiết kế… cho đến sản xuất và bán hàng, chăm sóc khách hàng.

    Những công việc của người làm QA


    Công việc chính là thiết lập và xây dựng sổ tay và các quy trình về các hệ thống quản lý chất lượng tại nơi đang áp dụng. Ví dụ: hệ thống tiêu chuẩn ISO 9001, ISO 14001, ISO 22000,…

    Trong quy trình hệ thống chất lượng tại công ty thường áp dụng chia là 3 cấp (level): đứng đầu là chính sách chất lượng.

    Cấp I : Sổ tay chất lượng.
    Cấp II : Quy trình hệ thống chất lượng.
    Cấp III: Các quy trình áp dụng hay hướng dẫn công việc cho sản phẩm hoặc chi tiết gia công hoặc đang gia công.

    Ngoài ra nhân viên QA còn đảm trách các công việc như:

    - Đánh giá nội bộ hệ thống quản lý chất lượng hàng năm của công ty.
    - Tham gia các hoạt động cải tiến sản xuất.
    - Phối hợp với bên sản xuất khi có khách hàng đánh giá công ty.
    - Lưu hồ sơ và các chứng nhận năng lực theo quy trình và quy định (ví dụ: các báo cáo hồ sơ hoàn thành dự án).
    - Đánh giá nhà cung cấp, thầu phụ thực hiện các công việc hiện tại của công ty.
    - Thực hiện việc huấn luyện cho các bộ phận liên quan về việc áp dụng hệ thống, tiêu chuẩn và quy trình cũng như những thay đổi của hệ thống và quy trình cho phù hợp với yêu cầu thực tế.

    Kỹ năng cần thiết đối với một nhân viên QA là gì?

    Để trở thành một nhân viên QA giỏi, có sự nghiệp thăng tiến bạn cần hiểu sâu về kiến trúc hệ thống của phần mềm. Khả năng tư duy logic, có hệ thống và phân tích số liệu tốt. Có kiến thức nền tảng rộng rãi về các lĩnh vực phần mềm mà các bộ phận liên quan đang thực hiện. Hiểu rõ về các chứng chỉ chất lượng như: ISO, CMMI. Nhất là kỹ năng giao tiếp tốt để truyền đạt diễn giải đến các bộ phận khác một cách hiệu quả. Bởi những thông tin liên quan đến chất lượng hơi trừu tượng và khó hiểu.

    Một số nguồn hữu ích để cho các QA học tập:

    + CMMI Wikipedia: nguồn thông tin về chứng chỉ CMMI cần thiết cho QA.

    + Wibas: hướng dẫn chi tiết về công việc của kiểm tra chất lượng sản phẩm và một số tài liệu tham khảo.

    + CMMI Consultant Blog: đầy đủ thông tin về chứng chỉ CMMI và công việc QA.

    + Tim Landerville: một bài viết chi tiết về 7 bước thực hiện công việc QA.

    + Quality Assurance and Measurement: hướng dẫn chi tiết về các bước thực hiện QA và tài liệu.


    Xem thêm:

    1. OW, RT, ABF, ROH, DLX, SUP, STD là gì? Viết tắt trong khách sạn du lịch
    2. CCO, CEO, CFO, CMO, CPO, CHRO là gì thế? Vai trò & quyền hạn thế nào?
    3. Cc, BCC, FW, P.S là gì? ý nghĩa viết tắt trong email 2019
    4. B2B, B2C, CAO, CSO, CAPEX, ROI là gì? Các từ thông dụng kinh doanh 2019
    5. JD, JP, JS, CV, KPA, KPI là gì? Ý nghĩa của chúng cho việc tuyển dụng nhân sự


    QC là Gì?


    QC (Quality Control) là những công việc liên quan đến kiểm soát, kiểm tra, đánh giá chất lượng của sản phẩm. QC là một trong những khâu trong quy trình sản xuất rất quan trọng, được tiến hành xen kẽ trong những công đoạn sản xuất, tạo ra những sản phẩm có chất lượng theo yêu cầu. QC thường hoạt động trong những nhà máy sản xuất theo quy trình, những quy trình công nghệ hiện đại, trong các lĩnh vực về kĩ thuật, lập trình, may mặc. QC kiểm tra chất lượng của sản phẩm, đảm bảo chất lượng của sản phẩm trường khi đưa ra thị trường sử dụng.

    Những công việc của người làm QC


    - QC cần có những kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực mà công ty đang hoạt động, hiểu rõ các quy trình, thứ tự sản xuất, giám sát thường xuyên và trực tiếp tại xưởng sản xuất.
    - Lập kế hoạt kiểm tra, đánh giá sản phẩm một cách tốt và tối ưu nhất.
    - Có khả năng phân tích tốt các dụng cụ phân tích kết quả, dụng cụ đo lương để đảm bảo và duy trì luôn đảm bảo chất lượng.
    - Phát hiện, phân loại sản phẩm sai lỗi, gửi lại bộ phận sản xuất để xử lý, sửa chữa. Lập ra các báo cáo về những sự không phù hợp, dẫn đến những sai sót trong dây chuyền sản xuất.
    - Lưu hồ sơ các hạng mục kiểm tra, lập các báo cáo về sự không phù hợp xảy ra trong quá trình kiểm tra, các báo khắc phục và phòng ngừa trong quá trình sản xuất, kiểm tra.
    - Kênh thông tin với giám sát khách hàng về tình hình chất lượng sản phẩm, kiểm tra thường xuyên hoạt động của đội đội sản xuất, so sánh với những chất lượng yêu cầu mà khách hàng đặt ra sao đảm bảo về mặt chất lượng.
    - Kỹ thuật viên Qc cần có khả năng giao tiếp tốt, hiểu rõ các ngôn ngữ trong chuyên ngành, có khả năng ngoại ngữ để giao tiếp với những khách hàng nước ngoài. Người làm QC phải có ý thức trách nhiệm cao.
    - Bộ phận QC chính là bộ phận quan trọng để một sản phẩm đạt chất lượng tung ra thị trường tiêu thụ.

    Kỹ năng cần thiết để làm QC là gì?


    Một nhân viên QC phải có kiến thức tốt về mọi chức năng, khía cạnh khác nhau của chất lượng sản phẩm. Nếu QC không chỉ được điểm sai và thuyết phục Developer dẫn đến phần mềm cũng không được người tiêu dùng đón nhận. Phải là một người cẩn thận và kỹ tính bởi bạn đang kiểm tra lại hết tất cả phần việc của mọi người. Đặt những quan tâm vào nhiều góc khác nhau để có thể tìm và phát hiện vấn đề một cách chính xác.

    Điều quan trọng là kiên nhẫn và phân tích vấn đề tốt. Bạn phải test đi test lại nhiều lần với cùng một chu trình và nhiều cách khác nhau để lặp lại một bug. Giống như QA kỹ năng giao tiếp của các QC cũng vô cùng quan trọng để giải thích cho các Developer hiểu lỗi của họ và để họ không hiểu lầm mình có tìm lỗi và tố giác

    Một số nguồn hữu ích cho các QC học tập:

    + Software Testing Help: chuyên trang về Testing với kiến thức từ căn bản đến nâng cao.

    + Tutorials Point: Tập hợp kiến thức Testing nâng cao.

    + Test this Blog by Eric Jacobson: kinh nghiệm Testing rất hữu ích

    + Automation Beyond: kiến thức nền tảng và sâu rộng về Automation Test.

    + uTest: forum hỏi đáp về Testing

    + SQA Forum: diễn đàn về kiểm thử phần mềm rất nổi tiếng giải đáp mọi thắc mắc về testing

    Phân biệt giữa QA và QC


    Rất nhiều người nhầm lẫn giữa công việc của QC và QA, do cả 2 lĩnh vực này đều cùng làm quản lý về chất lượng, tuy nhiên tính chất về công việc, mô tả công việc của 2 lĩnh vực này là hoàn toàn khác nhau. Tuy vào cơ cấu của các bộ phận của những công ty khác nhau mà QC và QA có thể gộp chung hay tác riêng. Tại những quy mô hệ thống chuẩn mực, hầu hết 2 lĩnh vực này đều được tách riêng với những công việc hoàn toàn khác nhau.

    Việc làm QA, QC sẽ còn tiến xa hơn nữa trong tương lai bởi những nhu cầu, đòi hỏi của con người trong xã hội ngày càng cao. Do đó bạn nên xác định hướng đi rõ ràng về hai lĩnh vực QA, QC và nỗ lực, kiên trì thì thành công nhất định sẽ đến.

    _st_