Tam hợp là gì?
Trong 12 con giáp thì được chia thành 4 nhóm và mỗi nhóm gồm có 3 con giáp có nét tính cách tương đồng với nhau, liên quan tới nhau được gọi là tam hợp (3 con giáp hợp nhau).
Nhiều quan điểm cho rằng những con giáp nằm trong cùng 1 nhóm tam hợp sẽ có cùng Âm hoặc cùng Dương, những cái tương đồng thường tự tìm đến gần nhau.
"Đồng thanh tương ứng, Đồng khí tương cầu"
Những người trong 1 nhóm tam hợp họ thường có chung lý tưởng,
chí hướng, cùng hỗ trợ nhau để cùng phát triển tiến và thành công.
Cách tính tam hợp
Khoảng cách giữa ba con giáp trong 1 nhóm tam hợp là 4 năm. Quan niệm xưa cho rằng trai gái hơn nhau 4 tuổi nếu kết duyên đôi lứa sẽ rất hòa hợp và hạnh phúc.
Trong 12 địa chi, chúng ta sẽ có 4 mối quan hệ Tam hợp theo mệnh như dưới đây:
- Tam hợp Hỏa cục bao gồm tuổi sau: Dần-Ngọ-Tuất (cùng âm), khởi đầu từ Dần Mộc, tới Ngọ Hỏa rồi đi vào Tuất Thổ.
- Tam hợp Mộc cục bao gồm tuổi sau: Hợi-Mão-Mùi (cùng dương), khởi đầu từ Hợi Thủy, tới Mão Mộc rồi đi vào Mùi Thổ.
- Tam hợp Thủy cục bao gồm tuổi sau: Thân-Tý-Thìn (cùng âm), khởi đầu từ Thâm Kim, tới Tý Thủy rồi đi vào Thìn Thổ.
- Tam hợp Kim cục bao gồm tuổi sau: Tỵ-Dậu-Sửu (cùng dương), khởi đầu từ Tỵ Hỏa, tới Dậu Kim rồi đi vào Sửu Thổ.
Theo phong thủy thì khi tình yêu hôn nhân của những người
trong cùng 1 nhóm "tam hợp" sẽ gặp được nhiều may mắn, thuận lợi, mở
ra cơ hội phát triển tốt cho sự nghiệp.
Tứ hành xung là
gì?
Trong Can Chi thì theo nghĩa đen "Tứ" là 4,
"hành xung" là xung khắc với nhau. Có thể hiểu tứ hành xung là nhóm 4 con giáp có mối quan hệ
xung khắc nhau ở trong 1 nhóm, nó khác với tam hợp (3 còn giáp đồng thuận,
tương đồng nhau).
Những người trong 1 nhóm tứ hành xung sẽ có sự xung khắc, trái ngược về nhiều khía cạnh như tính tình, khắc khẩu, quan điểm sống, phong cách sống...
3 nhóm tứ hành xung bao gồm:
Nhóm 1 bao gồm: Tý, Ngọ, Mão, Dậu
Nhóm 2 bao gồm: Thìn, Tuất, Mùi, Sửu
Nhóm 3 bao gồm: Dần, Thân, Tị, Hợi
Các tuổi gắn với ngũ hành được quy ước như sau:
- Hành Mộc bao gồm tuổi Mão và Dần
- Hành Kim bao gồm tuổi Dậu và Thân
- Hành Thủy bao gồm tuổi Tý và Hợi
- Hành Hỏa bao gồm tuổi Ngọ và Tỵ
- Hành Thổ bao gồm tuổi Thìn, Tuất, Sửu và Mùi.
Dựa theo quy luật ngũ hành tương khắc thì ta biết được:
Kim khắc Mộc,
Mộc khắc Thổ,
Thổ khắc Thủy,
Thủy khắc Hỏa,
Hỏa khắc Kim.
Dựa vào đó ta thấy được trong 1 nhóm tứ hành xung các con giáp nào tương khắc nhau, cụ thể như sau:
- Nhóm 1: Dần Thân Tỵ Hợi trong nhóm này Dần khắc Thân, Tỵ khắc
Hợi.
- Nhóm 2: Thìn Tuất Sửu Mùi trong nhóm này Thìn khắc Tuất, Sửu
khắc Mùi. Còn Thìn chỉ xung với Sửu Mùi chứ không khắc mạnh như Tuất.
- Nhóm 3: Tý Ngọ Mão Dậu trong nhóm này Tý khắc Ngọ, Mão khắc Dậu. Còn Tý kết hợp với Mão hoặc Dậu chỉ xung nhẹ chứ không khắc chế mạnh.
Ngoài ra lưu ý Tứ hành xung lục hại (tuổi khắc):
1 – Mùi – Tý gặp nhau lắm tai họa
2 – Ngọ – Sửu đối sợ không may
3 – Tỵ – Dần tương hội thêm đau đớn
4 – Thân – Hợi xuyên nhau thật đắng cay
5 – Mão – Thìn gặp nhau càng khổ não
6 – Dậu – Tuất nọ trông lắm bi ai
Theo cách hình học thì nếu như đem 12 con giáp này chia đều nhau
trên một hình tròn thứ tự như dưới thì ta sẽ có 4 tam
giác cân và 3 hình chữ thập - các đỉnh gộp lại với
nhau hình thành các nhóm tam hợp và tứ hành xung tương ứng:
Thuyết âm dương
ngũ hành
Âm dương:
Âm dương không phải là
vật chất cụ thể, không gian cụ thể mà thuộc tính của mọi hiên tượng mọi sự vật,
trong toàn thể vũ trụ cũng như trong từng tế bào, từng chi tiết.
Âm dương là hai mặt đối lập: Mâu thuẫn – Thống nhất, chuyển hoá lẫn nhau, dựa
vào nhau mà tồn tại, cùng triệt tiêu thay thế nhau. Trong dương có mầm mống của
âm, ngược lại trong âm có mầm mống của dương. Trong tất cả các yếu tố không
gian, thời gian, vật chất ý thức đều có âm dương. Âm dương không những thể hiện
trong thế giới hữu hình kể cả vi mô và vĩ mô mà còn thể hiện cả trong thế giới
vô hình, hay gọi là thế giới tâm linh như tư duy, cảm giác, tâm hồn …từ hiện
tượng đến bản thể..
Ngũ hành:
Có 5 hành: Hoả (lửa), Thổ (Đất), Kim (Kim
loại), Thuỷ (nước, chất lỏng). Mộc (cây cỏ). Theo quan niệm cổ xưa thì mọi vật
chất trong vũ trụ đầu tiên do 5 hành đó tạo nên.
Ngũ
hành có quy luật sinh, khắc chế hoá lẫn nhau. Để bạn đọc dễ hiểu, dễ nhớ chúng
tôi xin trình bày luật tương sinh, tương khắc dưới dạng mấy câu ca dao sau:
Ngũ
hành sinh:
Ngũ
hành sinh thuộc lẽ thiên nhiên:
Nhờ
nước cây xanh mới mọc lên (Thuỷ sinh mộc- màu xanh)
Cây
cỏ làm mồi nhen lửa đỏ (Mộc sinh hoả- màu đỏ)
Tro
tàn tích lại đất vàng thêm (Hoả sinh thổ: Màu vàng)
Lòng
đất tạo nên kim loại trắng ( Thổ sinh kim: màu trắng)
Kim
loại vào lò chảy nước đen (Kim sinh thuỷ- màu đen)
Ngũ
hành tương khắc:
Rễ
cỏ đâm xuyên lớp đất dày ( Mộc khắc thổ: Tụ thắng tán)
Đất
đắp đê cao ngăn lũ nước (Thổ khắc Thuỷ: Thực thắng hư)
Nước
dội nhanh nhiều tắt lửa ngay (Thuỷ khắc hoả: chúng thắng quả, nhiều thắng ít)
Lửa
lò nung chảy đồng, chì, thép (Hoả khắc kim: Tinh thắng kiên)
Thép
cứng rèn dao chặt cỏ cây ( Kim khắc mộc: cương thắng nhu).
Ngũ
hành chế hoá:
Chế
hoá là ức chế và sinh hoá phối hợp nhau. Chế hoá gắn liền cả tương sinh và
tương khắc. Luật tạo hoá là: mọi vật có sinh phải có khắc, có khắc sinh, mới
vận hành liên tục, tương phản tương thành với nhau.
Mộc
khắc Thổ thì con của Thổ là Kim lại khắc Mộc
Hoả
khắc Kim thì con của Kim là Thuỷ lại khắc Hoả
Thổ
khắc Thuỷ thì con của Thuỷ là Mộc lại khắc Thổ
Kim
khắc Mộc thì con của mộc là Hoả lại khắc Kim
Thuỷ
khắc Hoả thì con của Hoả là Thổ lại khắc Thuỷ
Nếu
có hiên tượng sinh khắc thái quá không đủ, mất sự cân bằng, thì sẽ xảy ra biến
hoá khác thường. luật chế hoá duy trì sự cân bằng: bản thân cái bị khắc cũng
chứa đựng nhân tố (tức là con nó) để chống lại cái khắc nó.
Giải thích một số quan niệm truyền
miệng về tam hợp: "Tam hợp hóa Tam tai"
Tam
tai là gì?
a.
Tam hợp Dần Ngọ Tuất - hạn Tam Tai là 3 năm Thân Dậu Tuất
+
Vào năm Thân thì gặp Thiên Hoàng Tinh Quân tắc bị thiên hành chi hữu, khủng cụ
chi họa
+
Vào năm Dậu thì gặp Thiên Đối Tinh Quân tắc hữu đối thủ hoặc đối thủ dĩ hoàng
thiên
+ Vào năm Tuất thì gặp Địa Tai Tinh Quân tắc hữu tai hại vi thổ địa
b.
Tam hợp Thân Tý Thìn - hạn Tam Tai là Dần Mão Thìn
+
Vào năm Dần thì gặp Thiên Cổ Tinh Quân tắc vật hại nhân hoặc vi trùng vi hại
hoặc bị mê hoặc chi bệnh
+
Vào năm Mão phùng Thiên Hình Tinh Quân tắc bị pháp luật hình phạt hoặc cập đao
thiết nhi xuất hành dã, bị giải phẫu
+ Vào năm Thìn ngộ Thiên Kiếp Tinh Quân tắc cướp đạo nhi thất tài vật hoặc bị uy quyền bức bách, cướp chế nhỉ tổn thất tài vật
c.
Tam hợp Tỵ Dậu Sửu - hạn Tam Tai là Hợi Tý Sửu
+
Vào năm Hợi ngộ Thiên Bại Tinh Quân tắc bị bại hoại sự nghiệp hoặc bại hoại tài
sản hoặc bại hoại gia phong
+
Vào năm Tý ngộ Địa Vong Tinh Quân tắc bị tai hại vi thổ địa nhi tổn thất hoặc
thổ động nhi bệnh tật
+ Vào năm Sửu ngộ Thổ Hình Tinh Quân tắc vi thổ địa nhi cập hình phạt hoặc tổn thất điền địa hoặc vị thổ địa đông nhi hữu tai.
d
. Tam hợp Hợi Mão Mùi - hạn Tam Tai là Tỵ Ngọ Mùi
+
Vào năm Tỵ ngộ Âm Mưu Tinh Quân tắc hữu thù địch chi nhân mưu vi hại
+
Vào năm Ngọ phùng Hắc Sát Tinh Quân tắc hữu hắc ám sự
+
Vào năm Mùi ngộ Bạch Sát Tinh Quân tắc tổn thất tài vật hoặc hữu tang sự bạch y
bạch cẩn.
Vì
sao nói "Tam hợp hóa Tam tai"?
Sinh
con tam hợp, tam hội sẽ có lợi hơn cho bố mẹ, bố mẹ đỡ vất vả hơn, chứ không
phải biến thành tam tai như nhiều người hay nghĩ.
Vì
dụ: Theo dân gian, các tuổi nằm trong tam hợp Hợi Mão Mùi thường gặp hạn tam
tai vào các năm Tỵ, Ngọ, Mùi. Những gia đình hoặc tập thể nào có quá nhiều
người nằm trong tam hợp này, khi tới các năm kể trên thường sẽ có nhiều người
cùng lúc bị vận hạn khí xấu và cộng hưởng nên dễ ảnh hưởng lớn. Vì thế, dân
gian lưu ý câu "Tam hợp hóa tam tai" là vì thế.
Nhưng
ngược lại đến vận tốt của Hợi Mão Mùi thì cái tốt của bộ ba này lại cộng hưởng
thành cái tốt vượt trội. Như vậy là có cả hung và cát. Chỉ có khác là biên độ
thì mạnh mẽ hơn. Do vậy, nếu không ngại sự cộng hưởng này bạn vẫn có thể có em
bé sinh năm Mùi. Vì ngoài được tam hợp là cái tốt, theo tương quan ngũ hành ,
cháu còn được một điểm tốt nữa là mệnh cháu và bố mẹ tương hợp giữa Kim và
Thủy, theo quan điểm của các chuyên gia Phong thủy.
Xem video chi tiết về tam hợp - tứ hành xung tại đây: