[HỎI ĐÁP] Thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh làm ở đâu?

    Đăng ký giấy phép kinh doanh ở đâu, thủ tục gồm những gì? Pháp luật quy định giấy phép đăng ký kinh doanh có thời hạn không? Để quá trình này diễn ra nhanh chóng và tiện lợi, chủ doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ thông tin các bước thực hiện. Trong bài viết sau, sẽ tổng hợp tất cả thông tin cần biết về đăng ký giấy phép kinh doanh.

    Khái niệm giấy phép đăng ký kinh doanh là gì?

    Giấy phép đăng ký kinh doanh là việc cơ quan có thẩm quyền cho phép các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp tham gia hoạt động kinh doanh tại Việt Nam. Sau khi đăng ký thành công, mã số nhận diện doanh nghiệp sẽ được thành lập và đây chính là số giấy phép đăng ký kinh doanh. Để được cấp phép, các cá nhân, tổ chức đó phải đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn theo luật Việt Nam, ví dụ số vốn pháp định, điều kiện riêng đối với từng ngành nghề đặc thù. 

    Đăng ký kinh doanh có thể bao gồm đăng ký thành lập doanh nghiệp, đăng ký hoạt động chi nhánh và văn phòng đại diện, đăng ký địa điểm kinh doanh hoặc các nghĩa vụ đăng ký khác theo luật định, Ngoài ra, hoạt động này còn mở rộng với hình thức giấy phép đăng ký kinh doanh hộ cá thể, hợp tác xã và liên hợp tác xã.

    Quy định hiện có về thủ tục làm giấy phép đăng ký kinh doanh

    Thủ tục làm giấy phép đăng ký kinh doanh là nội dung được nhiều chủ doanh nghiệp quan tâm. Để quá trình đăng ký diễn ra nhanh chóng và suôn sẻ, việc tìm hiểu các bước cần làm là điều cần thiết.

    Quy định về giấy phép đăng ký kinh doanh hộ cá thể 

    Giấy phép đăng ký kinh doanh hộ cá thể là cơ sở để các cá nhân, hộ gia đình có thu nhập từ hoạt động sản xuất, cung cấp dịch vụ. Nếu không thực hiện, hộ kinh doanh sẽ bị truy thu thuế rất cao so với mức bình thường.

    Thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh hộ cá thể được quy định tại Nghị định số 01/2021 của Chính phủ. Cụ thể như sau:

    • Bước 1: Hộ kinh doanh nộp hồ sơ đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền. Hồ sơ bao gồm giấy tờ tùy thân của chủ hộ, giấy tờ chứng minh liên quan đến địa điểm kinh doanh, giấy đề nghị đăng ký giấy phép theo mẫu,… 
    • Bước 2: Cơ quan có thẩm quyền xem xét cấp phép và gửi giấy biên nhận. Thời gian có thể kéo dài từ 3 đến 5 ngày làm việc. Để được cấp phép, doanh nghiệp phải đăng ký tên phù hợp quy định, nộp đủ lệ phí, đáp ứng các điều kiện về ngành nghề. Nếu bộ hồ sơ không hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền sẽ thông báo nội dung cần chỉnh sửa. 

    Ưu điểm của việc thành lập hộ kinh doanh cá thể là không cần trải qua nhiều thủ tục rắc rối như kê khai thuế các kỳ, hệ thống giấy tờ, hồ sơ cũng đơn giản, phù hợp với người mới bắt đầu. Khi có ý định mở rộng kinh doanh, chủ hộ chỉ cần chuyển đổi sang mô hình mới.

    Tuy nhiên, hình thức này cũng đem lại một số nhược điểm như số lượng nhân viên bị hạn chế, ngoài ra không được khấu trừ thuế do không được phát hành hóa đơn GTGT. Chủ hộ kinh doanh cũng phải chịu trách nhiệm vô hạn bằng tài sản của mình, rủi ro hơn so với các hình thức như công ty TNHH, công ty cổ phần. 

    Quy định về giấy phép đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp

    Việc đăng ký kinh doanh thành lập doanh nghiệp được quy định của Luật doanh nghiệp 2020 và Nghị định 108/2018 của Chính phủ. Theo đó, hiện nay có 4 loại hình doanh nghiệp chính là doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh, công ty TNHH và công ty cổ phần. 

    Điều kiện để thành lập doanh nghiệp sẽ phụ thuộc vào từng loại hình. Ví dụ, công ty hợp danh phải có ít nhất 2 thành viên là chủ sở hữu, chịu trách nhiệm vô hạn và được áp dụng với một số ngành nghề đặc thù như luật, y tế,… 

    Về thủ tục, làm giấy phép đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp có phần phức tạp hơn so với các hộ cá thể. Cụ thể như sau:

    • Bước 1: Doanh nghiệp dự thảo hồ sơ thành lập, chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ cần thiết và nộp cho cơ quan có thẩm quyền. 
    • Bước 2: Cơ quan có thẩm quyền sẽ xem xét hồ sơ đã hợp lệ hay chưa. Nếu hồ sơ chưa hoàn thiện, chủ doanh nghiệp sẽ được nhận thông báo chỉnh sửa bằng văn bản cụ thể.
    • Bước 3: Doanh nghiệp nhận giấy phép đăng ký kinh doanh do cơ quan có thẩm quyền cấp. Trên đó có ghi số giấy phép đăng ký kinh doanh và đây chính là mã số doanh nghiệp. 
    • Bước 4: Thực hiện các hoạt động khác để hoàn thành thủ tục như khắc dấu tròn doanh nghiệp, công bố mẫu dấu lên cổng thông tin quốc gia, mở tài khoản ngân hàng, mua chữ ký số, đăng ký khai thuế với cơ quan thuế, khai lệ phí môn bài,…

    Đăng ký giấy phép kinh doanh ở đâu?

    Đăng ký giấy phép kinh doanh ở đâu là thắc mắc của không ít người. Đối với hộ kinh doanh cá thể, người dân có thể đăng ký tại Phòng Kinh tế  hoặc phòng Tài chính – Kế hoạch cấp huyện, nơi đặt địa điểm kinh doanh. Một cách tiết kiệm thời gian hơn là đăng ký Online tại trang dịch vụ công của Sở kế hoạch và Đầu tư thuộc tỉnh, thành phố. 

    Đối với doanh nghiệp, người chủ đăng ký giấy phép kinh doanh tại Sở kế hoạch và Đầu tư của tỉnh, thành phố nơi đặt trụ sở của doanh nghiệp. Ví dụ, nếu bạn có ý định mở công ty tại tỉnh Bình Dương, thì phải nộp hồ sơ đăng ký tại Phòng đăng ký kinh doanh của Sở kế hoạch Đầu tư tỉnh này. Đây đồng thời là nơi cấp được ghi nhận trên giấy phép. 

    Đăng ký giấy phép kinh doanh có mất phí không, mất bao lâu?

    Thời gian nhận kết quả có thể kéo dài khoảng 3 ngày làm việc đối với hộ kinh doanh cá thể, 5 ngày làm việc đối với doanh nghiệp. Nếu đã quá thời hạn mà không nhận được thông báo bất cứ thông tin gì, thì bạn có thể khiếu nại theo quy định pháp luật. 

    Về mức phí, đối với hộ kinh doanh cá thể, mức phí nộp hồ sơ là 100 ngàn đồng. Đối với doanh nghiệp, mức phí đăng ký tại Sở là 50 ngàn đồng, trên Cổng thông tin quốc gia là 100 ngàn đồng. Ngoài ra, doanh nghiệp còn phải đóng thêm lệ phí môn bài, tùy theo số vốn điều lệ đã đăng ký. Ví dụ, vốn điều lệ dưới 10 tỷ đồng, thì thuế môn bài 1 năm là 2 triệu đồng, nửa năm là 1 triệu đồng.

    FAQ

    Giấy phép đăng ký kinh doanh có thời hạn không?

    Hiện nay, luật không quy định về thời hạn giấy phép đăng ký kinh doanh đối với các ngành nghề không điều kiện. Ngược lại, với một số ngành đặc thù, thì luật quy định thời gian có hiệu lực, như lĩnh vực an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo vệ môi trường,… 

    Giấy phép đăng ký kinh doanh bao gồm những loại nào?  

    Hiện nay có một số loại giấy phép đăng ký kinh doanh bao gồm giấy chứng nhận đăng ký thành lập doanh nghiệp, đăng ký đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký chi nhánh, VPĐD, địa điểm kinh doanh, giấy phép kinh doanh ngành nghề,… 

    Theo: bepos.io