Danh sách 8 loại thuế doanh nghiệp cần phải nộp

    Nộp thuế là nghĩa vụ của tất cả doanh nghiệp, chiếm phần không nhỏ trong các báo cáo tài chính hàng kỳ. Tùy vào đặc thù từng ngành nghề mà các khoản thuế cũng sẽ khác nhau. Trong bài viết dưới đây, sẽ tổng hợp tất các loại thuế doanh nghiệp phải nộp mới nhất.

    Thuế môn bài, hoặc lệ phí môn bài

    Các loại thuế doanh nghiệp phải nộp cho nhà nước gồm có thuế môn bài, hay còn gọi lệ phí môn bài. Đây là khoản lệ phí doanh nghiệp phải nộp hàng năm, kể từ khi chính thức sản xuất, kinh doanh. Tất cả doanh nghiệp đều phải đóng thuế này, trừ trường hợp hộ kinh doanh cá thể mới chuyển đổi mô hình kinh doanh trong 3 năm. 

    Vậy tại sao phải nộp khoản thuế này? Thuế môn bài được đặt ra với mục đích bù đắp các chi phí nhà nước phải bỏ ra và thêm vào ngân sách nhà nước để cung cấp dịch vụ công cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân. 

    Lệ phí môn bài sẽ khác nhau tùy vào vốn điều lệ mà doanh nghiệp đăng ký khi thành lập, hoặc doanh thu kiếm được. Cụ thể, với doanh nghiệp có vốn đầu tư trên 10 tỷ đồng, thì mức thuế là 2 triệu đồng/năm. Với điều lệ từ 10 tỷ đồng trở xuống, doanh nghiệp nộp 3 triệu đồng/năm.

    Về thời hạn, doanh nghiệp phải đóng định kỳ và thực hiện ngay sau khi kết thúc thời hạn miễn lệ phí môn bài. Nếu thời điểm kết thúc trong 6 tháng đầu năm, thì doanh nghiệp nộp vào ngày 30/07 năm đó. Nếu thời điểm kết thúc trong 6 tháng cuối năm, thì thời gian nộp được đẩy sang 30/01 năm sau. 

    Thuế thu nhập doanh nghiệp

    Thuế thu nhập doanh nghiệp là khoản tiền thuế mà nhà nước thu dựa trên lợi nhuận cuối cùng của doanh nghiệp, sau khi đã trừ đi tổng các chi phí hợp lý trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Doanh nghiệp kinh doanh khi đã phát sinh lợi nhuận, thì đều phải nộp thuế thu nhập. Phương pháp tính thuế thu nhập doanh nghiệp là:

    Thuế TNDN = Thu nhập tính thuế x Thuế suất (tính theo 15%)

    Thuế suất doanh nghiệp phụ thuộc vào ngành nghề kinh doanh và các quy định của pháp luật. Thông thường, con số này thường rơi vào 20% tổng thu nhập tính thuế doanh nghiệp. Tuy nhiên, một số ngành có quy định riêng, như ngành khai thác dầu khí là 32% đến 50%. Về thời hạn nộp, thuế này sẽ nộp theo từng quý và doanh nghiệp sẽ thực hiện vào ngày 30 của tháng sau.  

    Thuế thu nhập cá nhân

    Không chỉ doanh nghiệp, người lao động cũng phải nộp thuế thu nhập. Đây là khoản tiền mà doanh nghiệp sẽ thay mặt người lao động để nộp cho Nhà nước. Cách tính thuế thu nhập cá nhân cũng tương tự như thuế thu nhập doanh nghiệp, cụ thể:

    Số tiền thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế TNCN x Thuế suất (tính theo %)

    Ngoài ra, bạn cũng cần biết đến các khoản giảm trừ thuế thu nhập cá nhân, bao gồm giảm trừ gia cảnh và các khoản bảo hiểm bắt buộc như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế,… Về thời hạn, khoản thuế này sẽ được tính theo từng tháng, kê khai theo tháng, quý hoặc quyết toán theo năm.

    Thuế giá trị gia tăng

    Một trong các loại thuế doanh nghiệp phải nộp được nhiều người quan tâm là thuế giá trị gia tăng, hay còn gọi thuế VAT. Thuế VAT là phần thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ, được phát sinh trong suốt quá trình từ sản xuất đến tay người tiêu dùng. Vai trò của khoản này là nhằm điều tiết thu nhập của tổ chức, cá nhân tiêu dùng các hàng hóa, dịch vụ áp thuế. Hiện nay có hai phương pháp tính thuế VAT như sau.

    Phương pháp khấu trừ:

    Số tiền thuế GTGT = Thuế GTGT đầu ra – Thuế GTGT đầu vào

    Phương pháp trực tiếp:

    Số tiền thuế GTGT = GTGT hàng hóa x Thuế suất GTGT áp lên hàng hóa đó

    Thuế suất giá trị gia tăng cũng sẽ khác biệt dựa theo từng ngành nghề. Ví dụ, đối với ngành phân phối, cung cấp hàng hóa, mức thuế là 1%. Đối với ngành dịch vụ, ngành xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu, con số trên tăng đến 5%. 

    Thời hạn nộp thuế đồng thời là thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Doanh nghiệp có thể nộp hồ sơ khai thuế vào ngày 20 của tháng bắt đầu phát sinh nghĩa vụ, hoặc nộp vào ngày 30, 31 của tháng đầu quý tiếp theo. 

    Thuế tiêu thụ đặc biệt

    Thuế tiêu thụ đặc biệt là một loại thuế gián thu, áp cho các hàng hóa, dịch vụ mang tính chất xa xỉ, hoặc cần kiểm soát. Mục đích của khoản tiền này là nhằm điều tiết việc sản xuất, nhập khẩu, tiêu dùng của xã hội và thu nhập người tiêu dùng, góp phần tăng ngân sách Nhà nước. 

    Công thức tính thuế áp lên hàng hàng tiêu thụ đặc biệt là:

    Số tiền thuế TTĐB = Giá dịch vụ, hàng hóa áp thuế TTĐB x Thuế suất

    Thuế suất của từng loại hàng hóa được quy định cụ thể trong Luật thuế tiêu thụ đặc biệt. Ví dụ, với hàng hóa là thuốc lá điếu, xì gà, mức thuế áp dụng là 75%. Đối với du thuyền, tàu bay, con số là 30% giá trị hàng hóa. Thuế tiêu thụ đặc biệt cũng được nộp theo thời hạn nộp hồ sơ khai thuế. 

    Thuế xuất khẩu, nhập khẩu

    Thuế xuất khẩu, nhập khẩu là loại thuế áp dụng với các hàng hóa xuất, nhập khẩu qua biên giới của Việt Nam, bao gồm cả trường hợp xuất khẩu từ thị trường nội địa vào khu phi thuế quan. Mục đích của loại thuế này là bảo hộ nền sản xuất trong quốc gia, định hướng tăng cường, hoặc hạn chế hàng hóa ra vào nước. 

    Công thức tính thuế xuất, nhập khẩu là:

    Số tiền thuế XNK phải nộp = Số lượng hàng hóa xuất, nhập khẩu thực x Giá trị từng loại hàng x Thuế suất

    Trên đây là công thức tính thuế xuất nhập theo tỷ lệ phần trăm. Đối với mặt hàng áp dụng thuế suất tuyệt đối, thì số tiền thuế phải nộp là số lượng hàng hóa thực tế xuất nhập khẩu nhân với mức thuế suất tuyệt đối trên một đơn vị hàng. Thời gian nộp thuế xuất nhập khẩu là 30 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan.

    Thuế tài nguyên

    Thuế tài nguyên thuộc các loại thuế doanh nghiệp phải nộp cho nhà nước, nhưng không phổ biến như các nhóm trên. Thuế này xuất hiện khi có hoạt động khai thác tài nguyên. Mục đích của việc đánh thuế này là nhằm điều tiết thu nhập của các cá nhân, tổ chức tham gia ngành nghề này, đồng thời hạn chế tổn thất tài nguyên và tạo ngân sách Nhà nước.

    Đối với phương án nộp theo kỳ, công thức tính như sau:

    Số tiền thuế tài nguyên trong kỳ = Sản lượng tài nguyên áp thuế x Giá tính thuế đơn vị tài nguyên x Thuế suất 

    Ngoài ra, trong trường hợp doanh nghiệp được cơ quan nhà nước ấn định mức thuế phải nộp trên đơn vị khai thác, thì công thức như sau:

    Số tiền thuế tài nguyên trong kỳ = Sản lượng tài nguyên áp thuế x Mức thuế ấn định theo đơn vị khai thác

    Về thời hạn, nếu doanh nghiệp khai thuế khai thác tài nguyên theo tháng/quý, thì thời hạn nộp hồ sơ khai thuế chậm nhất là 20 ngày tháng/quý tiếp theo sau tháng phát sinh nghĩa vụ. Nếu nộp chậm tờ khai thuế khai thác tài nguyên, doanh nghiệp có thể bị xử phạt 2 triệu đồng đến 15 triệu đồng. 

    Thuế sử dụng đất

    Nhiều người chưa biết, các loại thuế doanh nghiệp phải nộp bao gồm cả thuế đất. Thuế sử dụng đất là khoản tiền phải nộp cho Nhà nước trong quá trình sử dụng đất nếu cá nhân, doanh nghiệp đang là người có quyền sử dụng đất hợp pháp. Về cách tính, loại thuế này được chia thành hai trường hợp, cụ thể như sau:

    Thuế áp dụng với đất phi nông nghiệp:

    Số tiền thuế đất phi nông nghiệp = Giá tính thuế  x Thuế suất (tính theo %)

    Trong đó, giá tính thuế là diện tích đất áp thuế nhân với giá của một m2 đất. Giá một m2 đất là do UBND các tỉnh, thành phố quy định, có độ ổn định trong chu kỳ khoảng 5 năm. Mức thuế suất cũng do pháp luật quy định cụ thể, ví dụ 0,05% với đất thuộc hạn mức, 0,07% với đất vượt hạn mức,… 

    Đây cũng là hình thức bất động sản chính của doanh nghiệp, thời hạn nộp thuế là chậm nhất 30 ngày, kể từ khi có thông báo nộp thuế. Kể từ năm thứ hai, doanh nghiệp nộp thuế một năm một lần và chậm nhất là ngày 31/10 năm đó.

    Đối với đất nông nghiệp, số tiền thuế phải nộp sẽ được xác định qua định suất thuế trên cơ sở hạng đất, diện tích đất được giao, hoặc người sử dụng kê khai. Hạng đất tính thuế sẽ được phân loại dựa trên nhiều yếu tố như tính chất đất, vị trí địa lý, điều kiện thiên nhiên,…

    Bài viết trên đây đã giúp bạn tổng hợp tất cả các thông tin quan trọng nhất về các loại thuế doanh nghiệp phải nộp. Thuế là một trong những khoản chi phí chiếm phần không nhỏ trong báo cáo tài chính, đồng thời cũng là nghĩa vụ của doanh nghiệp với Nhà nước. Chính vì vậy, nhà quản trị nên tìm hiểu kỹ các quy định liên quan, tránh tình trạng bị phạt thuế cao.  

    FAQ

    Doanh nghiệp có thể nộp thuế ở những nơi nào?

    Doanh nghiệp có thể nộp thuế trực tiếp tại kho bạc, tại cơ quan quản lý thuế nơi nộp hồ sơ khai thuế. Ngoài ra, Nhà nước cũng cho phép doanh nghiệp nộp thuế thông qua ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng hoặc thông qua các trang dịch vụ công điện tử của Nhà nước. Việc Chính phủ triển khai dịch vụ công điện tử giúp các doanh nghiệp tiết kiệm thời gian thực hiện thủ tục hành chính hơn trước rất nhiều. 

    Doanh nghiệp mới thành lập thì khai thuế GTGT theo tháng hay quý?

    Theo Thông tư số 151/2014 của Bộ Tài chính, doanh nghiệp mới thành lập sẽ khai thuế GTGT theo quý. Sau khi hết 4 quý, doanh nghiệp có thể lựa chọn kê khai thuế theo tháng hoặc quý, dựa vào doanh thu kiếm được.

    Theo: bepos.io