Top 5 Ngân Hàng Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tốt Nhất Hiện Nay

    Hộ kinh doanh là một trong những thành phần kinh tế rất quan trọng tại Việt Nam. Nhiều người thắc mắc liệu hộ kinh doanh có được coi là doanh nghiệp? Liệu hộ kinh doanh có được vay vốn ngân hàng không? Trong bài viết sau, bài viết tổng hợp tất cả thông tin quan trọng nhất về vay hộ kinh doanh. Hãy đọc để tham khảo nhé!

    Hộ kinh doanh là gì?

    Nếu như bạn chưa biết, thì hộ kinh doanh không được coi là một loại hình doanh nghiệp. Chính vì vậy, Luật Doanh nghiệp cũng không có quy định cụ thể về mô hình này. Theo Khoản 1, Điều 79, Nghị định 01/2021 của Chính phủ, hộ kinh doanh là do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình thành lập và phải chịu trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản của mình. 

    Để hiểu rõ hơn khái niệm hộ kinh doanh, bạn cần nắm một số đặc điểm sau:

    • Chủ hộ kinh doanh: Đối tượng thành lập hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh. Nếu do một người lập, thì chủ hộ kinh doanh là cá nhân đó. Nếu do một nhóm người lập, hộ kinh doanh sẽ có nhiều chủ. Nhóm này có thể chọn ra một người làm đại diện chủ hộ. 
    • Quy mô hộ kinh doanh: Hộ kinh doanh có quy mô rất nhỏ, chỉ dưới 10 lao động. Trong trường hợp có 10 lao động trở lên, hộ kinh doanh phải đăng ký thành lập doanh nghiệp.
    • Hoạt động sản xuất, kinh doanh phải mang tính nghề nghiệp thường xuyên: Những tổ chức hoạt động một cách thường xuyên, ổn định thì mới được coi là hộ kinh doanh và phải đăng ký. Còn lại, những hộ gia đình nông, lâm, ngư nghiệp, kinh doanh lưu động, nhỏ lẻ, thu nhập thấp không phải đăng ký. 
    • Chịu trách nhiệm tài sản vô hạn: Tất cả các thành viên của hộ kinh doanh phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình. Có nghĩa, dù hộ còn hoạt động hay không thì các thành viên vẫn phải trả hết các khoản nợ khi vay hộ kinh doanh. 

    Hộ kinh doanh có được vay vốn ngân hàng không?

    Hộ kinh doanh không phải là doanh nghiệp, và vì thế cũng không được vay vốn ngân hàng với tư cách pháp nhân. Quy định trên được nêu rõ trong Thông tư số 39/2016 của Ngân hàng Nhà nước. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa hộ kinh doanh không được vay vốn.

    Cụ thể, nếu muốn vay tiền ngân hàng, chủ hộ phải chuyển đổi sang mô hình doanh nghiệp nếu có thể, hoặc tự đứng tên cá nhân mình trong hồ sơ vay. Điều này cũng trùng khớp với việc chủ hộ kinh doanh phải chịu trách nhiệm tài sản vô hạn. 

    Thực tế cho thấy rằng, nhiều hộ kinh doanh gặp khó khăn trong quá trình vay vốn, không thuộc diện khách hàng cá nhân, cũng chẳng phải khách hàng doanh nghiệp. Để giải quyết vấn đề này, hiện nay, các ngân hàng Việt Nam đều đã thiết kế các gói vay hộ kinh doanh, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho các đối tượng này. 

    Điều kiện để vay vốn hộ kinh doanh cá thể tại ngân hàng

    Vậy phải đạt những điều kiện nào mới được tham gia gói vay cho hộ kinh doanh cá thể? Điều này còn phụ thuộc vào chính sách của từng ngân hàng, cũng như tình hình thực tế hoạt động của hộ đó, nhưng nhìn chung sẽ bao gồm một số điểm sau:

    • Điều kiện về người đứng tên vay: Người đứng tên hợp đồng vay phải đáp ứng yêu cầu cơ bản của pháp luật như đủ 18 tuổi trở lên, là công dân Việt Nam, đang sống và làm việc tại địa bàn áp dụng gói vay, không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự,…
    • Điều kiện về giấy phép: Để tham gia gói vay cho hộ kinh doanh cá thể, người vay phải có Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh có tên mình, hoặc đứng tên người khác nhưng được ủy quyền.
    • Điều kiện về ngành nghề: Hộ kinh doanh không được hoạt động trong lĩnh vực pháp luật cấm. Đồng thời, ngành nghề kinh doanh phải thuộc nhóm ngân hàng cho phép vay vốn, ví dụ như kinh doanh bán lẻ, nhà hàng ẩm thực,…
    • Điều kiện về tài sản đảm bảo: Nếu vay tín chấp, chủ hộ không cần tài sản bảo đảm. Nếu muốn vay với hạn mức cao hơn, chủ hộ phải thế chấp tài sản. Các tài sản này phải thuộc sở hữu của mình, không tranh chấp, không vi phạm pháp luật,…

    Lãi suất vay hộ kinh doanh

    Nhìn chung, các ngân hàng đều cố gắng tạo điều kiện vay vốn hộ kinh doanh cá thể với lãi suất hợp lý nhất, góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế nói chung. Mức lãi suất còn tùy thuộc vào gói vay áp dụng và chính sách ngân hàng. 

    Nếu vay tín chấp, lãi suất sẽ cao hơn, nhưng không đòi hỏi tài sản bảo đảm và có thủ tục nhanh chóng. Nếu vay thế chấp, hộ kinh doanh được hưởng lãi thấp hơn, nhưng phải trải qua thủ tục thế chấp tài sản khá rắc rối. Hiện nay, mức lãi suất vay tín chấp trung bình là khoảng từ 10 – 15%/năm. Con số này dao động trên dưới 10% năm đối với vay thế chấp. 

    Ngoài ra, bạn cũng nên lưu ý phương pháp tính lãi suất tại các ngân hàng. Một số nơi áp dụng lãi suất ưu đãi cố định trong một khoảng thời gian nào đó, sau đó sẽ thả nổi theo biến động thị trường. Đồng thời, nếu ngân hàng áp dụng phương pháp dư nợ giảm dần, số tiền lãi mỗi tháng bạn phải trả sẽ ít đi. 

    Đặc biệt, ngày 20/5/2022 mới đây, Chính phủ đã ra Nghị định số 31/2022 về việc hỗ trợ lãi suất từ ngân sách Nhà nước đối với doanh nghiệp, hộ kinh doanh. Mức hỗ trợ lãi suất là 2%/năm, áp dụng từ ngày giải ngân cho đến ngày trả hết nợ gốc, hoặc tiền lãi theo thỏa thuận từ trước. 

    Tuy nhiên, chương trình hỗ trợ này sẽ không vượt quá 31/21/2023. Ngoài ra, không phải hộ kinh doanh nào cũng được hưởng mức lãi suất ưu đãi trên. Hộ kinh doanh phải đề nghị hỗ trợ lãi và đáp ứng một số điều kiện về ngành nghề quy định, khoản vay không quá hạn, không phải gia hạn,…

    Top 5 ngân hàng có gói vay hỗ trợ hộ kinh doanh tốt nhất 

    VPBank

    Hiện nay, VPBank đang có gói vay tín chấp siêu tốc dành riêng cho các hộ kinh doanh, buôn bán tại nhà, cửa hàng do cá nhân tự sở hữu. Một số ưu điểm của gói vay này là thủ tục gọn nhẹ, nhân viên tư vấn có thể được bố trí làm hồ sơ ngay tại nhà, cửa hàng chủ hộ. Vì là vay tín chấp, nên sản phẩm này không yêu cầu tài sản bảo đảm. Số tiền giải ngân cho hộ kinh doanh dao động từ 60 đến 150 triệu đồng.

    KBank

    KBank một trong 3 ngân hàng lớn nhất hiện nay tại Thái Lan. Tháng 8 vừa qua, KBank chính thức đi vào hoạt động tại TP.HCM và nhận được nhiều sự chú ý của truyền thông. Mục tiêu của KBank là phát triển dịch vụ ngân hàng số tại Việt Nam, thu hút 1,2 triệu lượt khách trong năm thứ nhất. Sản phẩm triển khai đầu tiên của KBank là KBank Loan, gói vay tín chấp đầu tiên cho doanh nghiệp SMEs, hộ kinh doanh cá thể. 

    Khi tham gia gói vay hộ kinh doanh tại KBank, bạn sẽ được trải nghiệm một số ưu đãi như sau: 

    • Hạn mức vay lên đến 300 triệu, lãi suất hợp lý chỉ từ 1,25%/tháng.
    • Khách hàng có thể đăng ký KBank Loan Online trên App KPlus. 
    • Thủ tục giải ngân nhanh chóng, trong vòng từ 3 đến 5 ngày.
    • Gói vay KBank Loan không đòi hỏi tài sản thế chấp, không phát sinh chi phí ẩn, không bắt mua bảo hiểm,…

    TPBank

    TPBank là một trong những ngân hàng có chính sách rất thân thiện với các doanh nghiệp nhỏ, hộ kinh doanh cá thể. Hiện nay, bạn có thể vay hộ kinh doanh tại đây với hạn mức khoảng 100 triệu đồng, trong vòng 24 tháng trở lại. Mức lãi suất quy định với gói vay này là khoảng 7%/năm, vay tối đa 85% nhu cầu. 

    MSB

    Gói vay kinh doanh không tài sản đảm bảo của MSB là lựa chọn hợp lý dành cho các hộ kinh doanh nhỏ lẻ, thông qua nhiều hình thức như vay trả góp, vay thấu chi, thẻ tín dụng. Mức lãi suất áp dụng với các gói này chỉ từ 1,33%/tháng. Ngoài ra, ngày 23/06 mới đây, MSB đã ra mắt sản phẩm vay thế chấp dành riêng cho hộ kinh doanh cá nhân. Khách hàng có thể vay lên đến 20 tỷ với mức lãi suất chỉ từ 4,99%/năm. 

    Vietcombank

    Vietcombank là ngân hàng thuộc Top 4 ngân hàng lớn nhất tại Việt Nam. Tại đây có rất nhiều sản phẩm tài chính cho cá nhân, hộ kinh doanh cá thể và doanh nghiệp. Hạn mức vay hộ kinh doanh của Vietcombank có thể lên đến 85% nhu cầu vốn, trong vòng 60 tháng. Lãi suất được tính theo phương pháp dư nợ giảm dần, nên số tiền lãi hàng tháng bạn phải trả cũng sẽ giảm theo. 

    Tóm lại, hộ kinh doanh được phép vay vốn ngân hàng, nhưng không phải là doanh nghiệp và không có tư cách pháp nhân. Điều này có nghĩa, khi vay hộ kinh doanh, người chủ phải chịu toàn bộ trách nhiệm về mặt tài sản đối với hoạt động của tổ chức. Chính vì vậy, việc lựa chọn ngân hàng có chính sách phù hợp, cũng như đánh giá khả năng tài chính bản thân là điều rất quan trọng. 

    FAQ

    Vay hộ kinh doanh có được hạn mức cao không?

    Điều này còn tùy thuộc vào gói vay áp dụng và chính sách của ngân hàng. Nếu vay tín chấp, bạn sẽ được giải ngân từ khoảng vài chục triệu đến vài trăm triệu đồng. Nếu vay có tài sản bảo đảm, con số này sẽ cao hơn, phụ thuộc vào giá trị tài sản đó.

    Người chủ có được phép vay hộ kinh doanh tại nhiều ngân hàng không?

    Luật không giới hạn cụ thể về số ngân hàng mà chủ hộ được phép vay cùng lúc. Tuy nhiên, bạn phải đảm bảo khả năng trả nợ của mình. Bởi nếu các khoản vay không cân xứng với năng lực tài chính hiện có, ngân hàng có thể không xét duyệt cho bạn. 

    Theo bepos.io