Kinh Nghiệm Vay Vốn Kinh Doanh Lãi Suất Thấp Cho Doanh Nghiệp

    Thiếu vốn là một trong những khó khăn lớn nhất của các doanh nghiệp, đặc biệt là nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME). Nắm bắt điều này, hiện nay, các ngân hàng đều đã triển khai chương trình vay vốn kinh doanh, phục vụ cho hoạt động phát triển của doanh nghiệp Việt. Trong bài viết này, sẽ giúp bạn tìm hiểu kinh nghiệm vay vốn kinh doanh lãi suất thấp nhất năm 2022. Hãy cùng theo dõi nhé!

    Vay vốn kinh doanh là gì? 

    Vay vốn để kinh doanh là việc vay vốn nhằm phục vụ các mục đích sản xuất kinh doanh trong tương lai. Nhìn chung, không phải ai cũng có khả năng tích lũy đủ một số tiền lớn để thực hiện điều này, mà phải thông qua các khoản vay, huy động vốn. Sau đó, doanh nghiệp sẽ lấy lợi nhuận kiếm được từ hoạt động kinh doanh để trả vốn và lãi. 

    Đối tượng vay vốn kinh doanh cũng rất đa dạng, cụ thể bao gồm:

    • Tất cả các doanh nghiệp: Doanh nghiệp ở đây bao gồm doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, công ty CP. Bạn cũng nên nhớ rằng, tùy theo loại hình doanh nghiệp mà việc chịu trách nhiệm tài sản đối với khoản vay cũng khác nhau. Ví dụ, doanh nghiệp tư nhân thì người chủ tự đứng tên vay và chịu trách nhiệm vô hạn bằng tài sản của mình.
    • Hộ kinh doanh: Hộ kinh doanh không được coi là doanh nghiệp, nhưng vẫn được phép vay kinh doanh. Cũng giống doanh nghiệp tư nhân, chủ hộ tự đứng tên mình trong hợp đồng vay và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản cá nhân.

    Các hình thức vay kinh doanh phổ biến

    Trên thị trường tín dụng hiện nay có một số hình thức vay vốn kinh doanh phổ biến là:

    • Vay vốn kinh doanh thế chấp: Vay vốn kinh doanh thế chấp là hình thức vay tiền có đi kèm tài sản bảo đảm, ví dụ như nhà đất, ô tô,… Cụ thể, bạn giao cho ngân hàng các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản, ngân hàng sẽ tiến hành giải ngân. Sau khi hoàn thành nghĩa vụ trả nợ, bạn sẽ được nhận lại các giấy tờ này. 
    • Vay vốn kinh doanh tín chấp: Vay vốn kinh doanh tín chấp là hình thức vay tiền không cần tài sản đảm bảo. Ngân hàng sẽ dựa vào một số yếu tố để đánh giá khả năng trả nợ của người vay, ví dụ như điểm tín dụng CIC, báo cáo tài chính, uy tín của doanh nghiệp trên thị trường,…

    Hai hình thức vay kinh doanh này đều có ưu và nhược riêng, được sử dụng sao cho phù hợp điều kiện từng doanh nghiệp. Vay thế chấp có hạn mức vay cao, lãi suất thấp hơn. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng có tài sản đảm bảo. Ngoài ra, thủ tục thẩm định hồ sơ vay thế chấp cũng rắc rối hơn nhiều.

    Ngược lại, vay vốn tín chấp kinh doanh tuy có hạn mức nhỏ hơn, lãi suất cao hơn, nhưng rất linh hoạt, phù hợp với phần lớn doanh nghiệp, đặc biệt nhóm doanh nghiệp nhỏ và vừa. Với gói vay này, khách hàng không cần tài sản thế chấp, thủ tục xét duyệt cũng dễ dàng hơn, đáp ứng nhu cầu tài chính một cách nhanh chóng. 

    Lãi suất vay vốn kinh doanh

    Lãi suất vay kinh doanh sẽ thay đổi tùy theo gói vay áp dụng và chính sách của ngân hàng. Mức lãi suất vay thế chấp của doanh nghiệp có thể dao động từ 6,8% đến 9%/năm. Đối với vay tín chấp, con số này sẽ có phần nhỉnh hơn, từ hơn 10%/năm trở lên. 

    Hai thuật ngữ được nghe đến nhiều nhất là lãi cố định, lãi thả nổi và lãi hỗn hợp. Thực tế cho thấy, lãi hỗn hợp được sử dụng khá phổ biến. Có nghĩa là, ngân hàng sẽ áp dụng một mức lãi suất cố định trong một khoảng thời gian nào đó, sau đó sẽ chuyển sang lãi thả nổi. Lãi thả nổi sẽ thay đổi tùy theo biến động thị trường. Ngoài ra, ngân hàng có thể áp dụng phương pháp dư nợ giảm dần hoặc dư nợ ban đầu. 

    Về phương pháp trả lãi, khách hàng có thể trả dần định kỳ theo tháng, theo quý, hoặc theo hợp đồng thỏa thuận giữa hai bên. Doanh nghiệp cũng có thể trả trực tiếp bằng tiền mặt, hoặc chuyển khoản qua tài khoản của doanh nghiệp. 

    Hướng dẫn cách vay vốn kinh doanh ngân hàng

    Các giấy tờ cần chuẩn bị khi vay kinh doanh

    Để quá trình vay vốn diễn ra nhanh chóng, thuận lợi, tiết kiệm thời gian, bạn nên chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ trong hồ sơ. Mỗi ngân hàng sẽ có những yêu cầu khác nhau, tuy nhiên đều bao gồm:

    • Giấy tờ pháp lý cá nhân: Người đứng tên hợp đồng vay, hoặc người đại diện công ty vay phải chuẩn bị CMND/CCCD, sổ hộ khẩu, giấy xác nhận tạm trú,…
    • Giấy tờ pháp lý doanh nghiệp, hộ kinh doanh: Ví dụ như Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh,…
    • Giấy tờ chứng minh khả năng trả nợ: Ngân hàng sẽ đánh giá khả năng trả nợ của người vay qua báo cáo tài chính trong tối thiểu 12 tháng trở lại, hóa đơn, sổ sách, hồ sơ thuế,…
    • Giấy tờ liên quan đến tài sản bảo đảm với gói vay thế chấp: Nếu vay thế chấp, khách hàng còn cần chuẩn bị các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu, quyền sử dụng hợp pháp đối với tài sản. 
    • Giấy tờ chứng minh mục đích vay vốn: Đối với sản phẩm vay vốn kinh doanh, ngân hàng sẽ thường quan tâm đến mục đích vay vốn. Kế hoạch vay vốn của bạn đúng pháp luật, rõ ràng, đảm bảo tính khả thi cao, thì ngân hàng càng nhanh xét duyệt.

    Thủ tục vay vốn kinh doanh tại ngân hàng

    Mặc dù nhân viên ngân hàng sẽ hướng dẫn giai đoạn này, nhưng bạn cũng nên chủ động tìm hiểu những việc cần làm, giúp đẩy nhanh thời gian giải ngân. Về cơ bản, một quy trình vay vốn kinh doanh sẽ bao gồm:

    Bước 1: Doanh nghiệp, hộ kinh doanh chuẩn bị hồ sơ vay vốn

    Bạn cần chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ như đã liệt kê phía trên khi đăng ký vay vốn. Nhân viên ngân hàng sẽ tư vấn gói vay phù hợp và hướng dẫn bạn hoàn thiện hồ sơ nếu còn thiếu.

    Bước 2: Ngân hàng thẩm định hồ sơ vay vốn kinh doanh

    Ngân hàng sẽ tiếp nhận hồ sơ và xác minh những thông tin khách hàng đã cung cấp. Ví dụ như thẩm định giá trị tài sản bảo đảm, phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp, đến tận trụ sở sản xuất kinh doanh để tìm hiểu,…

    Bước 3: Duyệt khoản vay và ký hợp đồng

    Sau khi đã vượt qua vòng thẩm định hồ sơ, nhân viên ngân hàng sẽ lên kế hoạch tín dụng phù hợp và đề xuất lên cấp trên. Nếu bạn đồng ý với nội dung này, hai bên sẽ tiến hành ký kết hợp đồng.

    Bước 4: Giải ngân khoản vay vốn kinh doanh

    Đây là bước cuối cùng của thủ tục vay vốn kinh doanh. Ngân hàng sẽ tiến hành giải ngân cho bạn theo đúng thời gian và phương thức đã thỏa thuận trong hợp đồng.

    Vay vốn kinh doanh ngân hàng nào tốt nhất?

    Không có đáp án chính xác nhất cho câu hỏi này. Để ra quyết định đúng đắn, bạn phải xem xét điều kiện thực tế, nhu cầu vay vốn của mình và chính sách ngân hàng. Ví dụ, một số nơi cho vay thế chấp lên đến 100% giá trị tài sản. Trong khi đó, con số này ở ngân hàng khác lại chỉ là 70%.

    Thực tế cho thấy rằng, không ít doanh nghiệp bị từ chối khoản vay. Lý do thì rất đa dạng, như không có tài sản bảo đảm, báo cáo tài chính chưa rõ ràng, kế hoạch vay vốn bị đánh giá không khả thi,… Khi này, nhiều doanh nghiệp đã tìm đến các khoản vay nóng ở các tổ chức không uy tín, chấp nhận rủi ro như lãi suất cao, không được pháp luật bảo vệ,…

    Đây là giải pháp không an toàn, vì vậy bạn chỉ nên tìm đến các tổ chức tín dụng uy tín trên thị trường. Thấu hiểu điều này, các ngân hàng đã đa dạng hóa sản phẩm vay vốn kinh doanh, giúp tăng cao khả năng tiếp cận tín dụng của người dân. Ví dụ, Agribank có gói vay thế chấp để kinh doanh với hạn mức tối đa 90% nhu cầu, lãi suất chỉ từ 7,5%/năm và thời gian rất linh hoạt.

    Với hình thức vay vốn kinh doanh không thế chấp, KBank Loan là gói vay dành được rất nhiều sự quan tâm trong thời gian gần đây. Đây là sản phẩm được phát triển bởi ngân hàng KBank, một trong Top 3 ngân hàng lớn nhất Thái Lan. Ưu điểm của KBank Loan là không đòi hỏi tài sản thế chấp, hạn mức lên đến 300 triệu, lãi suất chỉ từ 1,25%/năm, đặc biệt là có công nghệ hiện đại, hỗ trợ vay vốn kinh doanh Online. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn hãy gọi đến số Hotline 0247 771 6889. 

    Một số lưu ý để vay vốn kinh doanh lãi suất thấp, an toàn

    Vay kinh doanh lãi suất thấp, an toàn là mong muốn của rất nhiều khách hàng. Nhằm đạt được điều này, bạn cần chú ý xem xét một số điểm sau:

    • Lựa chọn hình thức vay phù hợp: Số tiền bạn cần vay là bao nhiêu, có cần gấp không? Thời gian có thể trả nợ là bao lâu? Điều kiện thực tế của doanh nghiệp như thế nào? Dựa vào các câu hỏi này, bạn sẽ xác định được hình thức vay kinh doanh phù hợp nhất.
    • Vay trung hạn hay dài hạn: Nhìn chung, vay ngắn hạn thường có lãi suất thấp hơn so với vay trung và dài hạn.
    • Xem xét chính sách ngân hàng: Mặc dù hiện nay hầu hết các ngân hàng đều đa dạng hóa sản phẩm cho mọi đối tượng, nhưng vẫn có thế mạnh ở một số phân khúc khách hàng nhất định. Ví dụ, KBank có thế mạnh là cung cấp giải pháp tài chính cho các doanh nghiệp nhóm SMEs, hộ gia đình vay vốn kinh doanh nhỏ lẻ. 
    • Chứng minh uy tín của doanh nghiệp: Đối với những doanh nghiệp sức khỏe tài chính tốt, hoạt động minh bạch, ngân hàng có thể áp dụng hạn mức và lãi suất ưu đãi hơn.  

    FAQ

    Thủ tục vay vốn kinh doanh có lâu không?

    Điều này tùy thuộc vào gói vay, chính sách ngân hàng và điều kiện thực tế của bạn. Với số tiền vay lớn, thời gian thẩm định càng lâu. Vay thế chấp cũng có thủ tục xác minh và định giá tài sản phức tạp, tốn kém hơn. Trung bình thì sau khoảng 1 tuần là bạn đã có thể được giải ngân. Nếu hồ sơ tốt, đầy đủ, thì con số này có thể giảm xuống chỉ còn vài ngày. 

    Hạn mức tối đa khi vay kinh doanh tại ngân hàng là bao nhiêu?

    Với gói vay thế chấp, ngân hàng có thể cho phép vay từ 70% đến 100% giá trị tài sản. Với gói vay tín chấp, bạn có thể vay từ vài chục triệu cho đến vài trăm triệu, tùy chính sách ngân hàng. 

    Theo bePOS.io