Phản kháng tâm lý là gì? Tác dụng trong tâm lý hành vi

     

    Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng từng ít nhất một lần bị rơi vào tình huống: khi đang tự nguyện chuẩn bị một một việc gì đó như làm việc nhà, thì lời nhắc nhở của nhở của bố hoặc mẹ vang lên thì ngay lập tức khiến bạn cảm thấy khó chịu hay thậm chí là… dỗi và không muốn làm việc đó nữa!

    Đó chính là hiện tượng phản kháng, nó được đặt tên bởi Jack Brehm (nhà tâm lý học) vào năm 1966.

    Vậy phản kháng tâm lý-reactance là gì?

    Phản kháng (reactance) là một động cơ tâm lý khiến cho chúng ta cảm thấy khó chịu hoặc ức chế khi phải đối mặt với những yếu tố có khả năng đe dọa đến sự tự do của hành động theo ý muốn cá nhân.

    Bởi xu hướng phổ biến của con người là họ sẽ cố gắng vượt qua những chướng ngại vật ngăn họ đạt được những điều họ muốn. Những chướng ngại vật có thể là các quy định, cá nhân, quy tắc, đề nghị, yêu cầu…

    Do con người luôn có một niềm tin rất mãnh liệt rằng họ có sự tự do trong việc quyết định những hành động của bản thân. Tuy nhiên, sẽ có những lúc niềm tin này bị lung lay bởi các nguyên nhân khác nhau hay bất khả kháng không thể nào làm khác được. Khi ấy thì phản kháng tâm lý sẽ xuất hiện, nó trở thành một động lực vô cùng khó chịu do chính cá nhân người đó tạo ra nhằm giành lại sự tự do mà họ nghĩ là họ đang bị đe dọa.

    Tác dụng của phản kháng tâm lý

    Vậy có cách nào để lợi dụng động cơ phản kháng tâm lý này. Đó chính là chiêu nghịch đảo tâm lý- reverse psychology.

    Nghịch đảo tâm lý chính là thủ thuật thường được nhiều nhà tâm lý học dùng để điều khiến người khác làm theo những điều mà họ muốn bằng cách gợi ý hay thuyết phục họ một điều ngược lại hoàn toàn với những điều đó.

    Đây cũng là một thủ thuật khá hiệu quả để điều khiển hay thao túng hành động của người khác. Bằng cách là sẽ làm ngược lại với điều mà bạn mong muốn người khác làm, họ sẽ tin rằng chính bản thân họ đang làm chủ những hành động của mình và tin rằng họ làm vậy bởi vì họ mong muốn vậy, chứ không phải là do bị một người khác sai bảo làm vậy.

    Nhưng trên thực tế thì những người này đang bị thao túng hành động bằng cách lợi dụng phản kháng tâm lý. Người bị thao túng thường sẽ không biết điều gì đang thực sự sẽ xảy ra.

    Nguyên tắc phản kháng tâm lý này còn có thể ảnh hưởng rõ ràng đến những cảm xúc của chúng ta về đối tác của chúng ta trong những mối quan hệ. Nếu các bố mẹ tạo ra một trạng thái phản kháng, thì chính họ có thể đã vô tình làm cho thành viên trong gia đình bị ngăn cấm thì dường như bị quyến rũ, thu hút hơn so với con người thực sự của họ. Cách hành động tốt nhất trong các trường hợp đó là các bậc phụ huynh chỉ nên bộc lộ sự không hài lòng một cách nhẹ nhàng hoặc thậm chí là không làm gì cả.