6 chiếc lọ tài chính là gì?
Bạn đã từng gặp khó khăn
trong việc quản lý tiền bạc và cân đối chi tiêu?
Đã bao giờ bạn cảm thấy
việc cố gắng tiết kiệm tiền trở thành áp lực cho cuộc sống hàng ngày của bạn?
Nếu bạn có cảm giác như vậy, hãy tìm hiểu ngay
công thức 6 chiếc lọ - bí quyết quản lý tiền bạc nổi tiếng khắp thế giới, được
giới thiệu bởi T.Harv Eker, doanh nhân - diễn giả - tác giả cuốn best-seller
"Bí mật tư duy triệu phú".
Quản lý tài chính cá nhân hiệu quả là một trong
những bước quan trọng nhất của việc làm giàu. Nó không chỉ giúp bạn có được
cuộc sống an nhàn mà còn giúp bạn có được tuổi già hạnh phúc. Đây cũng là một trong những bài học có ý nghĩa đối với
các triệu phú – những còn người theo đuổi một cuộc sống tự do tài chính.
Để quản lý tiền bạc thành công và hướng tới sự
tự do tài chính, việc đầu tiên cần làm là lên kế hoạch sử dụng tiền bạc một
cách hợp lý. Khi áp dụng quy tắc 6 chiếc lọ, số tiền của mỗi người sẽ được chia
thành 6 quỹ tài chính, nhờ đó bạn có thể kiểm soát tài chính của mình tốt hơn.
Bất cứ ai cũng có thể sử dụng phương pháp 6 cái
lọ để quản lý tiền bạc, kể cả khi bạn nghĩ rằng mình không có nhiều tiền để
quản lý. Điều quan trọng là bạn cần phát triển nó thành thói quen. Thậm chí,
với 100 nghìn đồng, bạn vẫn có thể bắt đầu phương pháp này.
Những người thành công đều đã áp dụng nó vào cuộc sống và đạt được kết quả tốt nhất. Họ còn truyền lại phương pháp quản lý tài chính cá nhân đặc biệt này để giáo dục tư duy triệu phú cho thế hệ sau. Nếu bạn tuân thủ theo công thức này thì chắc chắn rằng tương lai tài chính của bạn sẽ phát triển hơn.
Quy tắc 6 chiếc lọ tài chính bao gồm
LỌ SỐ 1: Nhu cầu thiết
yếu – NEC: 55%
Quỹ Chi tiêu cần thiết
(NEC) giúp bạn đảm bảo nhu cầu thiết yếu, sinh hoạt hàng ngày của cuộc sống. Quỹ
NEC này cũng sử dụng cho các mục đích ăn uống, sinh hoạt, chi trả hóa đơn, vui
chơi, giải trí và mua sắm cần thiết. Đây là lọ chiếm phần trăm thu nhập của bạn
cao nhất.
Nếu bạn đang sử dụng
quá 80% thu nhập cho các chi tiêu cần thiết, bạn cần tăng cường tổng thu nhập
hoặc thay đổi lối sống, cắt giảm chi tiêu.
Tác dụng của tài khoản này là để bạn biết được giới hạn chi tiêu, từ đó thay đổi lối sống cho phù hợp.
LỌ SỐ 2: Tiết kiệm dài
hạn – LTS: 10%
Bạn sử dụng khoản tiết
kiệm dài hạn (LTS) này cho những mục tiêu dài hạn, lớn hạn như mua xe, mua nhà,
sinh em bé, thực hiện ước mơ... Có quỹ LTS sẽ giúp bạn thấy được mục đích mình
nhắm tới, và có động lực tiết kiệm dần dần cho việc đó.
Điều quan trọng là bạn
cần thực hiện tiết kiệm ngay khi nhận được thu nhập, qua đó sẽ tránh tiêu vào số
tiền này. Một trong những cách tiết kiệm dễ dàng và hiệu quả nhất là sử dụng
các sản phẩm tiết kiệm gửi góp trực tuyến. Xem thêm bài viết Sức mạnh vô biên của
lãi kép và tiết kiệm gửi góp Easy Saving.
Quỹ này là tiết kiệm tiền
dành cho khi khó khăn.
Tác dụng của tài khoản này là để bạn thấy rõ được mục đích mình nhắm tới, và tiết kiệm tiền dần dần cho việc đó.
LỌ SỐ 3: Giáo dục –
EDUC: 10%
Bạn cần trích 10% thu
nhập cho việc học thêm, trau dồi kiển thức của bạn thân. Bạn có thể dùng quỹ
giáo dục (EDU) này để mua sách, tham gia các khóa học, đào tạo, các buổi gặp gỡ
chia sẻ từ những người thành công.
Tác dụng của tài khoản này là bắt bạn phải liên tục đầu tư vào chính bản thân mình, vì càng đầu tư vào kiến thức thì bạn sẽ càng sinh lời, chẳng bao giờ sợ lỗ.
LỌ SỐ 4: Hưởng thụ –
PLAY: 10%
Đây là khoản tiền bạn
dành cho việc hưởng thụ, mua sắm xa xỉ, chăm lo cho bản thân, làm những việc mới
mẻ, tăng cường trải nghiệm... Quỹ Hưởng thụ (PLAY) giúp bạn có động lực để làm
việc tốt hơn.
Quỹ PLAY cần được tiêu
dùng liên tục. Nếu bạn không sử dụng hết quỹ PLAY, có thể bạn đang mất cân bằng
cuộc sống và không dành đủ sự chăm sóc cho bản thân.
Tác dụng của tài khoản
này là để bạn tự thưởng, từ đó có động lực làm việc hơn.
Mỗi tháng, vào ngày cuối cùng của tháng, bạn phải tiêu hết số tiền trong quỹ này.
LỌ SỐ 5: Quỹ tự do tài
chính – FFA: 10%
Tự do tài chính (FFA)
là khi bạn có một cuộc sống như mong muốn mà không cần làm việc hay phụ thuộc
tài chính vào người khác. FFA là khoản bạn sử dụng để tham gia các hoạt động tạo
ra thu nhập thụ động như gửi tiết kiệm, đầu tư, góp vốn kinh doanh. Bằng cách
này, bạn đã tạo ra "con ngỗng" đẻ trứng vàng để sử dụng khi không còn
làm việc.
Quỹ tự do tài chính
FFA, bạn không bao giờ được tiêu tiền trong quỹ này, chỉ dùng nó để đầu tư tạo
ra thu nhập thụ động.
Xin lưu ý: đừng bao giờ được tiêu tiền trong quỹ này.
LỌ SỐ 6: Cho đi – GIVE:
5%
Đây là khoản tiền bạn sử dụng để làm từ thiện, giúp đỡ cộng đồng, người thân, bạn bè. Nếu bạn có nhiều thứ phải chi trả hơn, hãy giảm tỷ lệ này xuống, nhưng luôn trích một khoản để giúp đỡ người khác.
Làm sao để luyện tập phương pháp JARS?
Bạn hãy dành ra thời
gian để ngồi tình toán lại tiền bạc cá nhân của chính mình
Đầu tiên bạn hãy ghi ra
số tiền mà bạn sẽ có mỗi tháng là bao nhiêu, rồi chia đều cho các tài khoản
theo tỷ lệ nêu trên.
Không quan trọng là số
tiền bạn chuyển bao nhiêu, quan trọng là thói quen hàng ngày.
Thói quen quan trọng
hơn số tiền.
Thậm chí 1000 đ một ngày cũng được. Nếu trong tay bạn không hề có đồng tiền nào thì cũng phải tuân thủ nguyên tắc trên. Khi bạn không có tiền để chia lúc đó bạn sẽ thấy sự đau khổ và bạn sẽ có động lực để kiếm tiền hơn.
Nguyên tắc tắc áp dụng
Vấn đề cho tiền vào các
lọ này cần được thực hiện hàng ngày, tôi nói là HÀNG NGÀY. Nếu bạn làm hàng
ngày nhưng số tiền chỉ tăng vào mỗi cuối tháng, tức là bạn đang chỉ làm công,
ăn lương. Hãy tìm kiếm thêm các nguồn thu nhập thụ động khác để bổ sung nguồn
thu của mình mỗi ngày.
Tuân thủ nghiêm việc
chi tiêu giới hạn số lượng tiền trong các hũ bạn đã dự tính, nếu cần thay đổi để
cho phù hợp bạn có thể linh động thay đổi số % ở các hũ phù hợp với mình.
Không dùng tiền của quỹ
này để tiêu trong quỹ kia. Nếu thiếu quỹ nào thì hãy để dành để tiêu vào tháng
sau khi có đủ tiền (không vì quỹ khác thừa nhiều mà lấy ra để bù vào).
Bạn hãy thử ngay
"bí kíp" 6 chiếc lọ này ngay và thường xuyên nhé. Nếu áp dụng đúng
cách, bạn không chỉ vừa đủ tiền chi trả sinh hoạt, tiết kiệm cho tương lai mà
còn luôn tìm thấy động lực trong cuộc sống!
Nguồn: tổng hợp vpbank.com.vn webtaichinh.info …