Những kiến thức kinh tế cơ bản nhất mà bạn cần phải biết

    1. Kinh tế có 2 thành phần chính là Kinh tế vi mô và Kinh tế vĩ mô

    Kinh tế vi mô là gì? Kinh tế vĩ mô là gì?

    Kinh tế vi mô - vĩ mô là gì?

    Kinh tế vi mô nghiên cứu hành vi, động cơ của người tiêu dùng, giá cả, lợi nhuận, v.v… Kinh tế vĩ mô nghiên cứu nền kinh tế rộng hơn và những giá trị lớn hơn như lãi suất, GDP và các công cụ khác mà bạn thường thấy trong mục kinh tế của các tờ báo.

    Kinh tế vi mô hữu ích hơn cho các nhà quản trị còn kinh tế vĩ mô có lợi hơn cho các nhà đầu tư. Ngoại trừ các điểm 2 và 3, tôi sẽ lướt qua kinh tế vĩ mô ở các mục khác.

    2. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP)

    GDP là gì? Cách tính GDP của 1 quốc gia?

    GDP là gì? Cách tính GDP của 1 quốc gia?


    Đây là công cụ cơ bản nhất để đo kích thước của 1 nền kinh tế. Theo khái niệm, GDP sẽ bằng tổng thu nhập của tất cả người dân trong 1 quốc gia hoặc tổng giá trị thị trường của tất cả sản phẩm và dịch vụ được sản xuất trong quốc gia đó.

    Hiện nay, Hoa Kỳ là nền kinh tế lớn nhất thế giới xét theo GDP (khoảng 14 ngàn tỷ USD). Điều đó có nghĩa rằng, mỗi năm có 14 ngàn tỷ USD giá trị hàng hoá và dịch vụ được sản xuất tại Mỹ.

    3. Tốc độ tăng trưởng

    Tốc độ tăng trưởng của 1 nền kinh tế tính thế nào?

    Tốc độ tăng trưởng của 1 nền kinh tế tính thế nào?

    Sự phát triển của 1 nền kinh tế được đo bằng tốc độ tăng trưởng GDP. Vì GDP là thước đo thu nhập của 1 quốc gia, nên tốc độ tăng trưởng GDP sẽ cho thấy thu nhập trung bình một người dân tăng lên bao nhiêu mỗi năm.

    4. Luật cung – cầu: nền tảng của kinh tế

    Quy luật cung cầu là gì?

    Quy luật cung cầu là gì?

    Bất cứ khi nào nguồn cung tăng sẽ làm cho giá giảm và cầu tăng sẽ làm giá tăng. Vì thế, khi bạn sản xuất thừa ngũ cốc, giá thực phẩm sẽ giảm và ngược lại. Hãy suy nghĩ một cách trực quan, bạn sẽ thấy quy luật này đúng ở mọi nơi trên thế giới.

    5. Lạm phát

    Lạm phát là gì? Cách tính lạm phát mỗi năm?

    Lạm phát là gì? Cách tính lạm phát mỗi năm?

    Bạn đã biết rằng giá của hầu hết các SP hiện nay đều cao hơn so với thời cha ông chúng ta. Lạm phát (tính theo phần trăm) cho thấy mức độ tăng giá củahàng hoá so với năm trước. Trong nền kinh tế phát triển, lạm phát hàng năm vào khoảng 2% - điều đó có nghĩa rằng giá các món hàng tăng trung bình 2% mỗi năm.

    Vai trò cơ bản của NHTW là quản lý tỉ lệ này và giữ nó ở 1 con số dương thấp. Phía trên là biểu đồ cho thấy mức độ lạm phát của Mỹ trong suốt 100 năm qua.

    6. Lãi suất

    Lãi suất là gì?

    Lãi suất là gì?

    Khi bạn cho ai đó vay tiền, bạn mong đợi sẽ nhận được thêm một khoản tiền đền bù. Phần tiền này gọi là tiền lãi. Lãi suất là 1 số dương phản ánh số tiền bạn sẽ nhận được “thừa ra” so với khoản ban đầu bạn cho vay.

    Hãy theo dõi biểu đồ lãi suất ở trên. Trong ngắn hạn, lãi suất thường được quy định bởi các NHTW. Hiện nay, nó gần tiến về mức 0. Về lâu dài, lãi suất sẽ do thị trường quyết định và phụ thuộc vào tỉ lệ lạm phát và viễn cảnh của nền kinh tế. Những cơ chế NHTW dùng để kiểm soát lãi suất ngắn hạn được gọi là chính sách tiền tệ.

    7. Mối quan hệ Lãi suất – Lạm phát – Tăng trưởng

    Mối liên hệ chặt chẽ giữa lãi suất, lạm phát, tăng trưởng là gì?

    Mối liên hệ chặt chẽ giữa lãi suất, lạm phát, tăng trưởng là gì?

    Gần như có 1 mối quan hệ ngược chiều giữa lãi suất và tỉ lệ tăng trưởng GDP, ngoài ra lãi suất có thể ảnh hưởng trực tiếp đến tỉ lệ lạm phát. Vì thế, khi bạn gia tăng lãi suất, lạm phát sẽ có xu hướng đi xuống, tuy nhiên đi cùng với nó là kinh tế phát triển chậm lại.

    Do vậy, không có gì khó hiểu khi việc quy định lãi suất luôn khiến các nhà chức trách phải đau đầu. Ở Mỹ, Cục Dự trữ Liên bang (Fed) chịu trách nhiệm quy định lãi suất ngắn hạn và đó luôn là một trong những thông tin kinh tế được theo dõi nhiều nhất.

    8. Chính sách tài khóa

    Chính sách tài khóa được hiểu thế nào?

    Chính sách tài khóa được hiểu thế nào?

    Chính phủ có thể kiểm soát nền kinh tế bằng cách điều chỉnh chi tiêu. Nhóm các cơ chế sử dụng ngân sách hình thành nên chính sách tài khóa. Khi chính phủ chi tiêu nhiều, dẫn đến cầu nhiều hơn và giá tăng nhiều hơn. Điều này có nghĩa rằng nền kinh tế tăng trưởng tốt nhưng đồng thời mang theo lạm phát cao và ngược lại.

    Do đó, chính phủ cố gắng chi tiêu nhiều hơn trong giai đoạn tăng trưởng thấp và lạm phát thấp, đồng thời thắt chặt chi tiêu trong thời kì tăng trưởng và lạm phát cao.

    9. Chu kỳ kinh tế

    Chu kỳ kinh tế là gì?

    Chu kỳ kinh tế là gì?

    Nền kinh tế có những thời kì bùng nổ và khủng hoảng với chu kỳ khoảng 7 năm. Khởi đầu chu kỳ sẽ là sự bùng nổ của nền kinh tế, sau đó nó phát triển đến mức cực thịnh, tiếp đến sẽ bước vào suy thoái (thời kì tăng trưởng âm/thất nghiệp gia tăng) và cuối cùng là sang chu kỳ tiếp theo.

    Cách nền kinh tế vận hành?


    Nền kinh tế được tạo nên từ 1 vài bộ phận đơn giản cùng rất nhiều giao dịch đơn giản được lặp đi lặp lại nhiều lần. Các giao dịch được điều khiển bởi bản chất con người, tạo ra 3 bản chất của nền kinh tế: tăng trưởng năng suất, chu kỳ nợ ngắn hạn, chu kỳ nợ dài hạn.

    10. Chi phí cơ hội

    Chi phí cơ hội là gì?

    Chi phí cơ hội là gì?

    Khi thực hiện một hành động gì đó, bạn có thường so sánh lợi ích của hành động ấy so với các hành động khác. Ví dụ, vào tối thứ 6 khi phải làm việc cật lực cho 1 dự án, bạn có thể nghĩ rằng “Trời đất, mình đáng lẽ nên làm việc gì đó khác”. “Việc khác” ấy (trong trường hợp này là tiệc tùng cùng bạn bè) có 1 giá trị cao, và nó chứng tỏ dự án hiện tại của bạn tốt hơn, hấp dẫn hơn.

    Giá trị của hành động mà bạn bỏ lỡ được gọi là “chi phí cơ hội”. Vì thế, nếu bạn bỏ 1 công việc trả lương 120 ngàn đô la/năm để bắt đầu lại, chi phí cơ hội của việc bắt đầu lại là 120 ngàn đô la/năm. Bạn nên chọn những công việc mang lại doanh thu cao hơn những công việc khác mà mình đã từ bỏ.


    Nguồn tham khảo: KIEN THUC KINH TE