NAOH là gì? Tính Chất hóa học và Ứng Dụng của Natri hidroxit


    NaOH hay Natri hiđroxit hay Hyđroxit là một hợp chất vô cơ của natri, với tên khác thường được gọi là xút hay xút ăn da. Khi hòa tan trong dung môi nước Natri hydroxit(NaOH) tạo thành dung dịch bazơ mạnh mẽ.

    Tính chất vật lý của Natri hydroxit (NaOH)

    Khi ở trạng thái rắn Natri hydroxit (NaOH) tinh khiết có màu trắng ở dạng viên, vảy hoặc hạt hoặc ở dạng dung dịch bão hòa 50%. NaOH có tính hút ấm mạnh rất dễ hấp thụ với CO2 trong không khí vậy nên nó thường được bảo quản ở trong bình nắp kín. NaOH hòa tan mãnh liệt với nước và giải phóng ra nhiệt lớn. Natri hydroxit (NaOH) cũng hòa tan trong các dung môi khác như etanol, metanol, ete, các dung môi không phân cực, thường để lại màu vàng trên giấy và sợi. Dễ ăn mòn da, làm bục vải và giấy.

    Tính chất hóa học của Natri hydroxit (NaOH)

    Bản chất là 1 bazơ mạnh nên Natri hydroxit (NaOH) làm quỳ tím hóa sang xanh, dung dịch phenolphthalein sang màu hồng.
    Mang trong mình đầy đủ tính chất của 1 bazơ:
    - Natri hydroxit (NaOH) phản ứng với các axít tạo ra muối + nước:
    NaOH(dd) + HCl(dd) → NaCl(dd) + H2O
    - Natri hydroxit (NaOH) phản ứng với oxit axit: SO2, CO2... tạo ra muối
    2NaOH + SO2 → Na2SO3 + H2O
    NaOH + SO2 → NaHSO3
    - Natri hydroxit (NaOH) phản ứng thủy phân este
    - Natri hydroxit (NaOH) phản ứng với muối tạo thành bazơ mới + muối mới (trong điều kiện: sau phản ứng phải tạo thành chất kết tủa hoặc bay hơi)
    2NaOH + CuCl2 → 2NaCl + Cu(OH)2↓

    - Natri hydroxit (NaOH) phản ứng một số kim loại mà oxit, hidroxit của chúng có tính lưỡng tính (như Al, Zn...)
    2NaOH + 2Al + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2↑
    hoặc
    2NaOH + Zn → Na2ZnO2 + H2↑

    - Natri hydroxit (NaOH) phản ứng với hợp chất lưỡng tính:
    NaOH + Al(OH)3 → NaAlO2 + 2H2O 2NaOH + Al2O3 → 2NaAlO2 + H2O

    1 số thông tin về chi tiết về Natri hydroxit (NaOH)

    - Khối lượng mol 39,9971 g/mol
    - Khối lượng riêng 2,1 g/cm³, rắn
    - Nhiệt độ nóng chảy 318 °C
    - Nhiệt độ sôi 1.390 °C
    - Độ pH: 13.5
    - Natri hydroxit dễ tan chỉ trong nước lạnh. Với độ hòa tan trong nước 111g/100 ml (20 °C),

    7 ứng dụng của NaOH (xút) bạn có thể biết

    Natri hidroxit (xút) là hợp chất hóa học có nhiều ứng dụng rộng rãi trong đời sống và sản xuất công nghiệp
    1 - Ứng dụng của Natri hidroxit (NaOH) trong công nghiệp hóa chất tẩy rửa
    NaOH sử dụng rộng rãi trong sản xuất hay bán các sản phẩm có chứa gốc Na là chất tẩy trắng, chất khử trùng. Điển hình như trong sản xuất các chất tẩy giặt như nước Javen là chất tẩy trắng khá hiệu quả. NaOH cũng có tác dụng tích cực trong việc vệ sinh lồng máy giặt.
    NaOH phân hủy các chất béo có trong dẫu mỡ của động và thực vật nên được dùng để sản xuất xa phòng.
    Khi pha NaOH với nước nóng sẽ tạo thành chất tẩy rửa hiệu quả cho các thiết bị công nghệ, bể chứa, ống xả thải dưới bồn rửa và cống xả ngầm, đường ống thoát nước. Ngoài ra còn dùng ngâm thép không gỉ,  làm hóa chất tẩy rửa lò hơi.
    2 - Ứng dụng của Natri hidroxit (NaOH) trong sản xuất giấy
    Hóa chất NaOH có tác dụng làm trắng gỗ, tre, nứa,…theo công nghệ Sunfat và Soda để làm nguyên liệu sản xuất giấy.
    3 - Ứng dụng của Natri hidroxit (NaOH) trong công nghiệp dầu khí
    NaOH được dùng để điều chỉnh độ pH cho dung dịch khoan, chẳng hạn như ngoài việc loại bỏ sulphur, sunfat và các hớp chất acid có trong tinh chế dầu mỏ...
    4 - Ứng dụng của Natri hidroxit (NaOH) trong công nghiệp dệt nhuộm
    Để cho màu vải thêm bóng và nhanh hấp thụ màu sắc người ta thường dùng đến NaOH làm chất phân hủy Pectins sáp trong bước xử lý vải thô.
    5 - Ứng dụng của Natri hidroxit (NaOH) trong công nghiệp thực phẩm
    Với công nghiệp thực phẩm hóa chất NaOH dùng để loại bỏ các axit béo trong quá trình tinh chế dầu thực vật và động vật trước khi đưa vào quy trình sản xuất thực phẩm.
    6 - Ứng dụng của Natri hidroxit (NaOH) trong sản xuất sợi tơ nhân tạo
    Để phân hủy ligin 1 chất có hại thường đi kèm với cellulose có trong bột gỗ cần sử dụng xút.
    7 - Ứng dụng của Natri hidroxit (NaOH) trong ngành công nghiệp nước
    Hóa chất NaOH giúp điều chỉnh độ pH và tái sinh nhựa trong quá trình trao đổi ion. Và còn được dùng để trung hòa và khử cặn trong đường ống cấp nước.

    Với những ứng dụng trên thì liệu NaOH có gây độc hại không?

    - NaOH khi tiếp xúc với da có thể ăn mòn da, gây kích thích làm bỏng, và thấm qua da. Biểu hiện ngứa, mọc vảy, tấy đỏ, bỏng.
    Khắc phục: khi đó bạn cần gỡ bỏ toàn bộ quần áo, giày dép sau đó xả nước sạch để rửa trong ít nhất 15 phút. Tiếp theo bạn cần bằng kín vùng da tiếp xúc bằng băng mềm tránh trường hợp xút ăn da rộng hơn vùng da bên cạnh. Đối với trường hợp nghiêm trọng hơn phải rửa bằng xà phòng, bôi kem chống nhiễm khuẩn và đến ngay cơ sở y tế nơi gần nhất để kiểm tra.
    - Gây đột biến:  với những tế bào vú dẫn đến ung thư vú và hủy hoại các bộ phận như màng nhẩy, hệ hô hấp, da và mắt rất nguy hiểm.
    - Nếu tiếp xúc với mắt sẽ gây hủy hoại thủy tinh thể hoặc gây mù, triệu chứng đỏ mắt, chảy nước mắt và ngứa.
    - Khi vô tình hít phải bụi xút hay nuốt uống phải sẽ gây ảnh hưởng đến hệ hô hấp của bạn, hít quá nhiều có thể làm hỏng phổi, làm tắc thở, gây hại cho ruột, ngất hoặc thậm chí là chết. Biểu hiện khi hít phải xút như cháy nám phổi, hắt hơi, ho nhiều...