Biển số xe 64 tỉnh, biển 80,biển NN,biển NG,biển TC là gì?

    Giống như số điện thoại cố định, biển số xe ở mỗi tỉnh thành đều có một mã vùng khác nhau để ta có thể nhận biết. Điều này giúp chúng ta dễ dàng trong việc nhận ra tỉnh thành mà chiếc xe đó đăng ký. Với số lượng lớn xe đăng ký, biển số xe máy, ô tô theo tỉnh thành ở Việt Nam khá nhiều, được đánh số từ 11 cho đến 99.

    Dưới đây, mình đã tổng hợp lại danh sách biển số xe máy, xe ô tô các tỉnh thành Việt Nam cập nhật mới nhất để giúp các bạn tra cứu biển số xe khi cần thiết, đôi khi chỉ cần liếc mắt nhìn qua biển số là bạn sẽ biết được quê quán của chủ nhân chiếc xe.

    Biển số xe các tỉnh thành phía Bắc


    • Thái Nguyên: 20
    • Phú Thọ: 19
    • Bắc Giang: 98
    • Hòa Bình: 28
    • Bắc Ninh: 99
    • Hà Nam: 90
    • Hà Nội: 29, 30, 31, 32, 33, 40
    • Hải Dương: 34
    • Hưng Yên: 89
    • Vĩnh Phúc: 88

    Biển số xe các tỉnh thành vùng duyên hải Bắc Bộ

    • Quảng Ninh: 14
    • Hải Phòng: 15, 16
    • Nam Định: 18
    • Ninh Bình: 35
    • Thái Bình: 17

    Biển số xe các tỉnh thành miền núi phía Bắc

    • Hà Giang: 23
    • Cao Bằng: 11
    • Lào Cai: 24
    • Bắc Cạn: 97
    • Lạng Sơn: 12
    • Tuyên Quang: 22
    • Yên Bái: 21
    • Điện Biên: 27
    • Lai Châu: 25
    • Sơn La: 26

    Biển số xe các tỉnh miền Bắc Trung Bộ

    • Thanh Hóa: 36
    • Nghệ An: 37
    • Hà Tĩnh: 38
    • Quảng Bình: 73
    • Quảng Trị: 74
    • Thừa Thiên Huế: 75

    Biển số các tỉnh thành Nam Trung Bộ

    • Thành phố Đà Nẵng: 43
    • Tỉnh Quảng Nam: 92
    • Tỉnh Quảng Ngãi: 76
    • Tỉnh Bình Định: 77
    • Tỉnh Phú Yên: 78
    • Tỉnh Khánh Hòa: 79
    • Tỉnh Ninh Thuận: 85
    • Tỉnh Bình Thuận: 86

    Biển số xe ở Tây Nguyên

    • Tỉnh Kon Tum: 82
    • Tỉnh Gia Lai: 81
    • Tỉnh Đắc Lắc: 47
    • Tỉnh Đắc Nông: 48
    • Tỉnh Lâm Đồng: 49

    Biển số xe các tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ

    • Thành phố Hồ Chí Minh: 41, 50, 51, 52, 53, 54, 55, 56, 57, 58, 59.
    • Tỉnh Bình Phước: 93
    • Tỉnh Bình Dương: 61
    • Tỉnh Đồng Nai: 39, 60
    • Tỉnh Tây Ninh: 70
    • Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu: 72

    Biển số xe các tỉnh miền Tây

    • Thành phố Cần Thơ: 65
    • Tỉnh Long An: 62
    • Tỉnh Đồng Tháp: 66
    • Tỉnh Tiền Giang: 63
    • Tỉnh An Giang: 67
    • Tỉnh Bến Tre: 71
    • Tỉnh Vĩnh Long: 64
    • Tỉnh Hậu Giang: 95
    • Tỉnh Kiên Giang: 68
    • Tỉnh Sóc Trăng: 83
    • Tỉnh Bạc Liêu: 94
    • Tỉnh Cà Mau: 69

    Những xe mang biển số 80 bao gồm


    Các Ban của Trung ương Đảng
    Văn phòng Chủ tịch nước;
    Văn phòng Quốc hội;
    Văn phòng Chính phủ;
    Bộ Công an;
    Xe phục vụ các đồng chí uỷ viên Trung ương Đảng công tác tại Hà Nội và
    các thành viên Chính phủ;
    Bộ ngoại giao;
    Viện kiểm soát nhân dân tối cao;
    Toà án nhân dân tối cao;
    Đài truyền hình Việt Nam;
    Đài tiếng nói Việt Nam;
    Thông tấn xã Việt Nam;
    Báo nhân dân;
    Thanh tra Nhà nước;
    Học viện Chính trị quốc gia;
    Ban quản lý Lăng, Bảo tàng,khu Di tích lịch sử Hồ Chí Minh;
    Trung tâm lưu trữ quốc gia;
    Uỷ ban Dân số kế hoạch hoá gia đình;
    Tổng công ty Dầu khí Việt Nam;
    Các đại sứ quán, tổ chức quốc tế và nhân viên;
    Người nước ngoài;
    Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước;
    Cục Hàng không dân dụng Việt Nam;
    Kiểm toán nhà nước

    Một số biển đặc biệt khác


    Biển NN, biển NG, biển LD, biển DA, biển R có ý nghĩa gì?




    ·        NN = nước ngoài: gồm có số có 2 chữ số: địa điểm (tỉnh) đăng ký
    ·        số có 3 chữ số: mã nước (quốc tịch người đăng ký)
    ·        3 số khác ở bên dưới: số thứ tự đăng ký

    ·        NG = Ngoại Giao = xe bất khả xâm phạm (tất nhiên xâm phạm được, nhưng phải có sự đồng ý của các cán bộ cao cấp nhất VN và được sự đồng ý của Đại Sứ Quán nước đó.

    ·        Các biển A: xe của Công An – Cảnh Sát tương ứng với các tỉnh

    ·        ví dụ: 31A = xe của Công An – Cảnh Sát thành phố Hà Nội

    ·        Với xe của các liên doanh nước ngoài, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, xe thuê của nước ngoài có ký hiệu “LD”. Xe của các dự án có ký hiệu “DA”. Rơ-moóc, sơ-mi rơ-moóc có ký hiệu “R”

    Biển số xe đỏ của Bộ Quốc Phòng

    A: Chữ cái đầu tiên là A biểu thị chiếc xe đó thuộc cấp Quân đoàn.
    Biển AA, biển AB, biển AC, biển AD, biển AV, biển AT, biển AN, biển AP có ý nghĩa là gì?

    • AA: Quân đoàn 1 – Binh đoàn Quyết Thắng
    • AB: Quân đoàn 2 – Binh đoàn Hương Giang
    • AC: Quân đoàn 3 – Binh đoàn Tây Nguyên
    • AD: Quân Đoàn 4 – Binh đoàn Cửu Long
    • AV: Binh đoàn 11 – Tổng Công Ty Xây Dựng Thành An
    • AT: Binh đoàn 12 – Tổng công ty Trường Sơn
    • AN: Binh đoàn 15
    • AP: Lữ đoàn M44
    B: Bộ Tư lệnh, Binh chủng
    Biển BBB, biển BC, biển BH, biển BK, biển BL, biển BT, biển BP, biển BS, biển BV có ý nghĩa là gì?

    • BBB: Bộ binh – Binh chủng Tăng thiết giáp
    • BC: Binh chủng Công binh
    • BH: Binh chủng Hóa học
    • BK: Binh chủng Đặc công
    • BL: Bộ tư lệnh bảo vệ lăng
    • BT: Bộ tư lệnh Thông tin liên lạc
    • BP: Bộ tư lệnh Pháo binh
    • BS: Lực lượng cảnh sát biển VN (Biển BS: Trước là Binh đoàn Trường Sơn – Bộ đội Trường Sơn)
    • BV: Tổng Cty Dịch vụ bay
    H: Học viện
    Biển HA, biển HB, biển HC, biển HD, biển HE, biển HT, biển HQ, biển HN, biển HH có ý nghĩa là gì?

    • HA: Học viện Quốc phòng
    • HB: Học viện Lục quân
    • HC: Học viện Chính trị quân sự
    • HD: Học viện Kỹ thuật Quân sự
    • HE: Học viện Hậu cần
    • HT: Trường Sỹ quan lục quân I
    • HQ: Trường Sỹ quan lục quân II
    • HN: Học viện chính trị Quân sự Bắc Ninh
    • HH: Học viện quân y
    K: Quân khu
    Biển KA, biển KB, biển KC, biển KD, biển KV, biển KP, biển KK, biển KT, biển KN có ý nghĩa là gì?

    • KA: Quân khu 1
    • KB: Quân khu 2
    • KC: Quân khu 3
    • KD: Quân khu 4
    • KV: Quân khu 5 (V:Trước Mật danh là Quang Vinh)
    • KP: Quân khu 7 (Trước là KH)
    • KK: Quân khu 9
    • KT: Quân khu Thủ đô
    • KN: Đặc khu Quảng Ninh (Biển cũ còn lại)
    P: Cơ quan đặc biệt
    Biển PA, biển PP, biển PM, biển PK, biển PT, biển PY, biển PQ, biển PX, biển PC - HL có ý nghĩa là gì?
    • PA: Cục đối ngoại BQP
    • PP: Bộ Quốc phòng – Bệnh viện 108 cũng sử dụng biển này
    • PM: Viện thiết kế – Bộ Quốc phòng
    • PK: Ban Cơ yếu – BQP
    • PT: Cục tài chính – BQP
    • PY: Cục Quân Y – Bộ Quốc Phòng
    • PQ: Trung tâm khoa học và kỹ thuật QS (viện kỹ thuật Quân sự)
    • PX: Trung tâm nhiệt đới Việt – Nga
    • PC, HL: Trước là Tổng cục II – Hiện nay là TN: Tổng cục tình báo (Tuy nhiên vì công việc đặc thù có thể mang nhiều biển số từ màu trắng cho đến màu Vàng, Xanh, đỏ, đặc biệt…)
    Q: Quân chủng
    Biển QA, biển QB, biển QH có ý nghĩa là gì?
    • QA: Quân chủng Phòng không không quân (Trước là QK, QP: Quân chủng phòng không và Quân chủng không quân)
    • QB: Bộ tư lệnh Bộ đội biên phòng
    • QH: Quân chủng Hải quân
    T: Tổng cục
    Biển TC, biển TH, biển TK, biển TT, biển TM, biển TN, biển DB, biển ND, biển CH, biển VB, biển VK, biển CV, biển CA, biển CP, biển CM, biển CC, biển VT, biển CB có ý nghĩa là gì?
    • TC: Tổng cục Chính trị
    • TH: Tổng cục Hậu cần – (TH 90/91 – Tổng Cty Thành An BQP – Binh đoàn 11)
    • TK: Tổng cục Công nghiệp quốc phòng
    • TT: Tổng cục kỹ thuật
    • TM: Bộ Tổng tham mưu
    • TN: Tổng cục tình báo quân đội
    • DB: Tổng công ty Đông Bắc – BQP
    • ND: Tổng công ty Đầu tư Phát triển nhà – BQP
    • CH: Bộ phận chính trị của Khối văn phòng – BQP
    • VB: Khối văn phòng Binh chủng – BQP
    • VK: Ủy ban tìm kiếm cứu nạn – BQP
    • CV: Tổng công ty xây dựng Lũng Lô – BQP
    • CA: Tổng công ty 36 – BQP
    • CP: Tổng Công Ty 319 – Bộ Quốc Phòng
    • CM: Tổng công ty Thái Sơn – BQP
    • CC: Tổng công ty xăng dầu quân đội – BQP
    • VT: Tập đoàn Viettel
    • CB: Ngân hàng TMCP Quân Đội
    Xem thêm: