Đóng biên là gì? Những lý do gì sẽ dẫn đến việc đóng biên?



    Đầu tiên, 

    Đóng biên là  gì?


    Khái niệm đóng một phần hoặc toàn bộ đường biên giới giữa quốc gia này với quốc gia khác. Khi đóng biên, các hoạt động mậu dịch, kinh tế, quốc phòng, an ninh, liên lạc thường bị tạm ngưng hoặc đóng hẳn, các các quốc gia chỉ duy trì sự liên lạc tối thiểu để đảm bảo tuân thủ nguyên tắc về chủ quyền.

    Nhiều người hay bị nhầm lẫn giữa việc “kiểm soát giới hạn” biên giới và việc “đóng biên”. Ở trong ngoại giao quốc tế, “kiểm soát giới hạn” là việc một quốc gia này đơn phương áp đặt các biện pháp kinh tế, thương mại, an ninh, quốc phòng đường biên với một quốc gia khác. Ví dụ dễ hiểu nhất là Mỹ với “tường biên giới” ngăn cách Mỹ và Mexico ngằm ngăn chặn việc di cư, buôn người từ các nước Trung, Nam Mỹ đến Hoa Kỳ. Ví dụ theo lẽ thông thường, cư dân Mexico có quyền đến Mỹ nhưng phía Mỹ lại không cho rằng như vậy, họ kiểm soát chặt chẽ cư dân Mexico, thiết lập một hàng rào biên giới ngăn cách hai quốc gia.

    Đóng biên, nếu đúng theo nghĩa đen của từ này là việc “đóng cửa” toàn bộ phần biên giới, ngưng giao thương, kinh tế, ngưng các hoạt động di cư, du lịch của cư dân hai quốc gia. 

    Hành động đóng biên theo thông lệ quốc tế bao gồm ba lý do chính yếu nhất


    Một là một trong hai quốc gia đang trong tình trạng chiến tranh. Đó có thể là một trong hai quốc gia này gây chiến với một quốc gia khác, giữa hai quốc gia với nhau. Việc này tiêu biểu nhất kể đến đó là Hàn Quốc và Triều Tiên. Đến nay, lệnh cấm biên giữa hai quốc gia này vẫn còn tồn tại, chỉ có một phần nhỏ biên giới được hai quốc gia này duy trì, đó là Bàn Môn Điếm và khu công nghiệp chung Keasong.

    Hai là việc cấm vận áp đặt đơn phương vào một quốc gia nào đó gây ra tình trạng đóng biên. Trường hợp này tiêu biểu nhất là giữa Hoa Kỳ và Cuba, Hoa Kỳ đóng toàn bộ phần giao thương biên giới biển với Cuba, cấm vận kinh tế Cuba.

    Ba là việc đóng cửa biên giới đơn phương của một quốc gia hoặc nhóm quốc gia nhằm mục đích mà quốc gia hoặc nhóm quốc gia đó đưa ra. Thường bao gồm: Ngăn chặn di cư trái phép, chủ nghĩa khủng bố, phản đối chính trị. Tiêu biểu có thể kể đến việc các nước Trung, Nam Âu dựng tường rào, kiểm soát biên giới trên đất liền và trên biển với làn sóng di cư từ Bắc Phi, Trung Đông sang các nước thuộc khối EU.

    Hiện nay trên thế giới, chỉ có 2 trường hợp đóng biên một cách triệt để nhất giữa các quốc gia với nhau. Đó là trường hợp Triều Tiên - Hàn Quốc, Hoa Kỳ - Cuba, còn một trường hợp khác cũng có thể liệt kê vào là Nigeria khi đóng biên giới do hoạt động buôn lậu. Một số các trường hợp đóng cửa có giới hạn từng xảy ra theo chu kỳ hoặc như Palestin - Israel, Pakistan - Ấn Độ… Các lý do bao gồm: khúc mắc chính trị, xung đột, chiến tranh.

    Năm 2017, từng có vụ việc Qatar bị các nước trong cộng đồng Hồi giáo, dẫn đầu là Ả Rập Xê Út đóng biên và đóng băng ngoại giao. Lý do các nước này đưa ra là Qatar có mối quan hệ quán thân cận với Iran, tài trợ các nhóm khủng bố gây phương hại đến tình hình các quốc gia này. Việc đóng biên, đóng băng quan hệ ngoại giao, di dời các nhân viên ngoại giao tiến hành nhanh chỉ trong chưa đầy 24h, nhanh chưa từng thấy.