Hiểu đúng về Digital Marketing



    Digital là 1 nền tảng platform đầy tiềm năng trong tương lai có thể mang lại hiệu quả bất ngờ nếu chúng ta hiểu đúng và làm đúng. Chính vì thế, Digital Marketing là một trong những “key word” hấp dẫn nhất đối với các marketers trẻ vào thời điểm hiện tại.

    Nhà nhà, các bạn sinh viên ai cũng muốn theo ngành Digital Marketing, doanh chủ thì ai cũng muốn làm digital marketing cho doanh nghiệp của mình. Nhưng liệu Digital Marketing có phải đũa thần, chúng ta phải nên hiểu rõ lợi ích Digital Marketing mang lại để tránh quá THẦN THÁNH HÓA về Digital Marketing nhé.

    1. Tại sao nên sử dụng Digital Marketing?

    -  Ở những năm trước, điều mà chúng ta có thể dễ dàng nhận ra ở đây là: Hiện nay, có quá nhiều người làm marketing hay quảng cáo đã không còn đứng “trong cùng một mối quan hệ” với khách hàng của mình nữa. Tự cho rằng mình đã biết và hiểu người tiêu dùng quá rõ ràng, họ chỉ ngày càng thao thao bất tuyệt về sản phẩm của mình chứ không còn biết lắng nghe nữa.
    -  Và người tiêu dùng hiện nay cũng đã “dời nhà” sang mảnh đất màu mỡ khác – mảnh đất digital, nơi mà sau khi sử dụng sản phẩm/dịch vụ xong, họ có thể đưa ra những ý kiến đóng góp hay các cuộc hội thoại về sản phẩm/dịch vụ đó với những người khác một cách nhanh chóng và dễ dàng, điều mà Marketing Truyền Thống không có.
    -  Rất nhiều khảo sát đã thống kê được rằng các campaign trên digital có thể mang đến hiệu quả lớn nhất từ nguồn ngân sách hợp lí nhất. Những con số về brand awareness, ad recall, message association, brand favourability và purchase intent đều cho thấy sự gia tăng đáng kể khi brand thực hiện campaign trên digital platform.
    -  Tracking và targeting chính xác là điều mà Marketing Truyền Thống không có được và cũng là sức mạnh của Digital Marketing. Chúng ta hoàn toàn biết rõ hành vi khách hàng vào website chúng ta như thế nào, insight của họ ra sao qua fanpage insight và nhiều công cụ social listening.
    -----

    2. Xu hướng truy cập Internet 

    Đang mở rộng ở nhiều độ tuổi khiến Digital Marketing trở nên hấp dẫn với SMEs hơn. Ngày nay, dễ dàng bắt gặp các U50 - U60 cũng biết truy cập youtube, facebook mỗi ngày, lên zalo nhắn tin.
    -----

    3. Digital thực sự có bao nhiêu kênh truyền thông?

    (Digital Marketing Channel)
    Chúng ta hay nghe nói có 7 công cụ, 24 công cụ, 10 website,... thực ra Digital Marketing tóm gọi lại chỉ có 3 Kênh Truyền Thông Chính Yếu, còn facebook, google, email,... chỉ là nền tảng, công cụ, tool, trang web mà thôi...

    Kênh thứ 1: Paid Media

    Paid Media là tất cả các trang web, các công cụ, các Social Network, các trang báo điện tử, forum,... hỗ trợ chúng ta quảng cáo thông điệp về sản phẩm, hình ảnh về thương hiệu đến với khách hàng thông các hình thức như sponsor, banner, tin vip, bài Pr, Social Ads,... và phải trả phí để quảng cáo hiển thị đến với khách hàng trên các trang web thì đó đều gọi chung là Paid Media.
    1 số hình thức phổ biến như Social Ads (FB Ads, Instagram), Search Ads (Google Adword), Banner Display (Google Display Network, Book Banner Báo Điện Tử,...), Mạng Adnetwork (tính tiền theo click) như Eclick của FPT, ...
    Lợi thế lớn nhất của Paid Media là sức lan tỏa truyền đi thông điệp rất cao, vì mẫu quảng cáo chúng ta tiếp cận được nhiều khách hàng. Tưởng tượng nếu 1 bài Pr về công ty chúng ta nằm ở trang chủ báo Vnexpress thì sẽ như thế nào. Hay như 1 mẫu FB Ads hấp dẫn hiển thị trên tường nhà của gần 10.000 khách hàng mục tiêu và nội dung hấp dẫn đúng insight!!!
    Bất lợi lớn nhất của Paid Media chính là chi phí cao 😂 và phải theo dõi kiểm soát chặt khi chạy quảng cáo.
    Để chạy Paid Media hiệu quả thì thật ra không có công thức chuẩn, mà chỉ là 1 vòng tròn: Testing A/B, rồi Learn - Thử Nghiệm cái tốt nhất, sau 1 thời gian, điều chỉnh nội dung, lại quay lại Testting A/B tiếp tục, luôn luôn tìm cách tối ưu chi phí và gia tăng mức độ tiếp cận khách hàng, nhất là Social Ads.
    Và nếu chúng ta có 1 CONTENT đủ mạnh để viral dẽ dàng lan tỏa bốc cháy như xăng, thì Paid Media ví như 1 ngọn lửa sẽ giúp bùng lên thông điệp lan tỏa một cách mạnh mẽ đến cộng đồng mạng, và từ đó chính khách hàng sẽ kế nghiệp việc viral cho chúng ta.
    Đôi khi 1 content rất hay, nhưng đợi khách hàng tự chủ động chia sẻ thì mức độ lan tỏa ban đầu sẽ rất là chậm!
    Viral Marketing mà thiếu "Paid Media" kích nổ thì làm vô cùng khó.

    Kênh thứ 2: Owned Media

    Là những công cụ, kênh thuộc sở hữu trực tiếp của chúng ta, do chúng ta quyết định về nội dung, đôi khi quyết định được cả về hình thức.
    Owned Media là đích đến cuối cùng của khách hàng từ các kênh trên Paid Media tiếp cận khách hàng, hay từ các hoạt động Viral, họ vào Owned Media để hiểu rõ hơn xem chúng ta là ai, từ đó đi đến quyết định mua hàng.
    Vậy Owned Media quan trọng? Yes, nó cực kỳ quan trọng.
    1 công ty đầu tư Owned Media cẩu thả thì dù làm Viral Marketing xuất sắc, llan tỏa hàng triệu người về Branding, thì vẫn không có doanh thu cao khi website nội dung nghèo nàn, fanpage không cập nhật hoạt động để tăng sự tín nhiệm.
    Owned Media thường là Website DN, Fanpage của Brand, Kênh Youtube Channel của Nhãn Hàng,...
    Ghi nhớ là việc cập nhật content đều đặn cho Owned Media đóng 1 vai trò quan trọng trong hoạt động Digital Marketing đi đến thành công.

    Kênh thứ 3: Earned Media

    Là những kênh của chính khách hàng sở hữu, đó là FB cá nhân của khách hàng, đó là nick diễn đàn của khách hàng, nick zalo của họ... và họ dùng những tài khoản cá nhân đó chia sẻ thông tin về thương hiệu của chúng ta, lan tỏa cho chúng ta thì những điều đó gọi là Earned Media, và nếu diễn ra diện rộng thì Viral Marketing đang diễn ra.
    Và Earned Media luôn là con dao hai lưỡi, do đó luôn có hoạt động theo dõi Social Listening để coi cộng đồng mạng nói gì, chia sẻ gì về Brand của chúng ta, nếu có ai đó seeding, chia sẻ Brand chúng ta ở 1 diễn đàn nào đó, thi phải theo dõi thật chặt chẽ để tránh đối thủ lợi dụng tung tin xấu khiến chúng ta bị khủng hoảng truyền thông ngầm. Và khi phát hiện thì mọi việc đã quá xa.
    Hiện nay, Videos, đặc biệt "Live Streaming" trên Facebook là 1 xu thế rất hot dễ dàng khiến khách hàng sử dụng Earned Media cho chúng ta nhiều nhất.

    4. Đo lường hoạt động Digital Marketing?

    Bên cạnh vấn đề làm thế nào để tối ưu hóa các hoạt động trên digital, việc phân tích và đo lường hiệu quả cũng đòi hòi rất nhiều công sức từ reporting đến nghiên cứu để optimization thông qua các tool phổ biến như google analytics (nghiên cứu về traffic), google search console (nghiên cứu về từ khóa và thứ hạng web), Google Trend để tìm hiểu xu hướng Online (search tăng giảm với các keywrod), cùng 1 số phần mềm thống kê có trả phí và các công cụ social listening có trả phí (phí khá cao) để tìm hiểu về Brand Talking on Social từ khách hàng và cộng đồng mạng.
    Đây là lợi thế lớn nhất mà Marketing Truyền Thông không bao giờ có được.
    -----

    5. Nếu ngành nghề của bạn khách hàng không hề lên Online

    hoặc khách hàng tìm nhà cung cấp dịch vụ không hề thông qua các nền tảng online (website, diễn đàn, search, Facebook,...) thì bạn làm Digital Marketing cũng bằng thừa. Do đó, không thần thánh hóa Digital Marketing.
    Hãy kết hợp hài hòa cả Digital và Marketing truyền thống mới là khôn khoan nhất.

    Nguồn:
    Tổng hợp bởi Trần Thịnh Lâm‎ theo: Hùng Nanado, TGĐ Nanado - từ group QTvKN